Kon Tum: Khó khăn trong công tác dạy nghề cho người khuyết tật
- Giáo dục nghề nghiệp
- 16:33 - 07/10/2017
Dạy nghề cho người khuyết tật
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có hơn 5.300 người khuyết tật. Trong những năm qua, công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề cho người khuyết tật được tỉnh quan tâm. Cụ thể, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1961/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013 - 2020; ban hành các công văn về việc chỉ đạo công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh với một số nghề cơ bản như đan lát, dệt thổ cẩm, làm chổi, đan lưới.
Mặ dù vậy do cơ chế, chính sách còn bất cập dẫn đến việc tổ chức thực hiện dạy nghề cho người khuyết tật trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn do phải đáp ứng các yêu cầu như: Đảm bảo tối thiểu 25 học viên trở lên, phải có giáo án, giáo trình, trình độ của đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu... mới mở được lớp đào tạo nghề cho người khuyết tật. Trong khi thực tế việc truyền và dạy nghề nhỏ lẻ phù hợp với người khuyết tật hơn là các lớp tập trung bởi người khuyết tật đi lại khó khăn, trong khi đường xá, nơi ăn, ở còn nhiều nơ không thuận tiện co người khuyết tật, trong khi các ngành nghề thủ công truyền thống như đan lát, mây tre đan xuất khẩu... những ngành nghề tương đối phù hợp với người khuyết tật đang dần bị mai một.
Để tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật, giúp họ tự tin hòa nhập cộng đồng, trong thời gian tới, Sở LĐ TB&XH tỉnh sẽ tập trung dạy nghề thủ công truyền thống, giúp người khuyết tật có thu nhập, ổn định cuộc sống. Sở ẽ dành khoảng 20% kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn toàn tỉnh hàng năm để tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật, hướng đến mục tiêu 10% số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề là người khuyết tật.
Ngoài ra, các hoạt động “Ngày hội việc làm”, “Sàn giao dịch việc làm”... sẽ đựơc Sở lồng ghép cho người khuyết tật; vận động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội cùng tham gia giúp đỡ để người khuyết tật có thêm động lực vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống.