CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:36

Kon Tum: Chủ tịch huyện Sa Thầy nói về việc ngang nhiên xẻ đồi, san lấp mặt bằng

Video tại hiện trường.

Trước đó, ngày 25/12/2022, Báo điện tử Dân sinh đăng tải bài viết phản ánh về tình trạng san lấp, xẻ đồi với quy mô lớn trên địa bàn xã Sa Bình nhưng không thấy cơ quan chức năng sở tại kiểm tra xử lý.

Trả lời phóng viên về vấn đề nêu trên, ông Nguyễn Kim Thái - Chủ tịch UBND huyện cho biết, sau khi báo chí phản ánh, huyện đã có chỉ đạo các phòng ban liên quan xuống hiện trường lập biên bản, kiểm tra, xử lý. “Khi nắm bắt thông tin phản ánh từ báo chí, tôi đã chỉ đạo anh em xuống hiện trường lập biên bản, ngăn chặn, xử lý. Theo báo cáo, người dân múc đất, san lấp để làm nhà. Địa phương sẽ kiểm tra, xử phạt hành chính vì ở xã người dân múc đất san ủi để làm nhà. Đất ở nông thôn được phép san ủi làm nhà”, Ông Nguyễn Kim Thái nói.

Quả đồi bị đào đất vận chuyển đi nơi khác.

Quả đồi bị đào đất vận chuyển đi nơi khác.

Nơi san lấp mặt bằng

Nơi san lấp mặt bằng

Liên quan đến sự việc trên, ông A Thuy - Chủ tịch UBND xã Sa Bình cho biết, UBND xã đã ra quyết định xử phạt chấm dứt hành vi khai thác, san ủi trái phép. “Trước đó cũng đã lập biên bản đề nghị chấm dứt nhưng bà con thấy vắng là làm. Hộ dân san lấp là ông Nguyễn Phước Nên (trú xã Sa Bình) có lên xã xin phép nhưng xã không xác nhận vì số lượng san lấp lớn. Khi phát hiện vụ việc, UBND xã đã nhắc nhở nhưng người dân xin làm mặt bằng để xây dựng nhà”.

Cũng theo ông A Thuy, điểm san lấp mặt bằng là của người nhà ông Nguyễn Phước Nên và một người khác mua 10m mặt tiền trước đó. Quan điểm của xã sẽ lập biên bản, ngăn chặn không cho san lấp mặt bằng.

Vụ việc đào ủi, san lấp mặt bằng trái phép không chỉ gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên, vi phạm pháp luật mà còn vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đấu nối trái phép vào tỉnh lộ 675.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Chánh Thanh tra Sở GTVT cho biết đã nắm bắt thông tin từ báo chí và cử lực lượng nhanh đến hiện trường, lập biên bản vi phạm. “Theo chức năng và thẩm quyền, chúng tôi đã lập biên bản, giao cho xã xử lý. Việc xử phạt, khắc phục thuộc thẩm quyền của xã. Quy định sẽ cho 7 ngày tuyên truyền vận động để người dân tự giác khắc phục. Xã là đơn vị chủ trì trong việc xử lý, nếu cưỡng chế thì chúng tôi sẽ phối hợp theo thẩm quyền”, ông Nguyễn Mạnh Tuấn thông tin.

Theo ghi nhận tại hiện trường, việc san lấp gần như hoàn chỉnh. Tại điểm múc đất (taluy dương) gần 2 sào đất đã được hạ cốt ngang mặt đường tỉnh lộ 675. Tại điểm san lấp ước lượng hàng ngàn m3 đất đã được lấp dầy tạo mặt bằng, đấu nối trái phép với đường tỉnh lộ 675.

Video tại nơi san lấp mặt bằng

Trước đó, một phần quả núi đã bị đào sâu hoắm, ước lượng hàng ngàn m3 đất đã bị “đất tặc” khai thác vận chuyển ra ngoài. Tại “công trường”, 2 máy đào công  suất lớn đang thay nhau xúc đất lên những chiếc xe ben đậu sẵn.

Mặc dù phát hiện nhóm phóng viên ghi hình nhưng những đối tượng khai thác đất vẫn mặc nhiên như không có chuyện gì, tiếp tục múc đất, vận chuyển đi san lấp.

Điều đáng nói, 4 chiếc xe 3 trục sau khi “ăn no đất” nối đuôi nhau tung hoành ra đường tỉnh lộ 675 nhưng không phủ bạt hay che chắn thùng xe. Bám theo dàn xe này, nhóm phóng viên dễ dàng tiếp cận điểm san lấp mặt bằng cách đó gần 1km. Điểm san lấp này nằm ngay mặt đường tỉnh lộ 675.

“Điểm san lấp này đã hoạt động gần 10 ngày nay. Mỗi lần, tôi chạy xe qua đây phải hết sức cận thận bởi dàn xe chở đất nhiều, lao ra đường mà không có biển báo hiệu, nguy hiểm lắm. Điểm khai thác này gần UBND xã Sa Bình, nằm ngay tỉnh lộ nhưng không biết vì sao lại tồn tại, hoạt động rầm rộ mà không bị xử lý”, ông M.C, một người dân thắc mắc.

Điểm san lấp, nằm bên trái (hướng từ TP Kon Tum đi Sa Thầy - PV) là vùng đất trũng, sau khi đổ đất, san lấp nơi này có mặt bằng cả ngàn m2.

Người dân nơi đây mong muốn chính quyền xử lý vụ việc đúng pháp luật, đem lại trật tự, bình an tại địa phương.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh