THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 08:05

Kiên quyết không còn gia đình người có công thuộc hộ nghèo

 

Trước con số còn hơn 23 nghìn hộ có người có công với cách mạng thuộc diện hộ nghèo, chiếm 1,42% hộ nghèo cả nước, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, nhìn một cách tổng quan, chương trình giảm nghèo của Việt Nam đã đi chặng đường dài. Nếu ai từng chứng kiến giai đoạn đầu Đảng và Nhà nước ta thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và sau gọi là giảm nghèo bền vững, sẽ thấy thành tựu to lớn của đất nước trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo và đến nay là giảm nghèo bền vững. Thành tựu đó không chỉ Việt Nam thừa nhận mà được các nước trên thế giới và tổ chức xã hội, tổ chức NGO của các nước đánh giá cao.

 

Tặng quà cho gia đình người có công.

 

Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, trong quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội, người có công với cách mạng là đối tượng luôn được Nhà nước xác định tập trung ưu tiên giải quyết đầu tiên. So với mức sàn an sinh xã hội thì đối tượng người có công đạt cao nhất, cao hơn tất cả các nhóm chính sách khác. Điều đó nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Địa phương, cộng đồng dân cư cũng tập trung giải quyết vấn đề nghèo đói cho người có công trước.

Hôm nay, chúng ta nói về con số còn hơn 23 nghìn hộ có người có công với cách mạng thuộc diện hộ nghèo, chiếm khoảng 1,4% hộ nghèo cả nước. Con số này khiến chúng tôi vẫn băn khoăn và vẫn phải đi giám sát, kiến nghị với Chính phủ và Bộ LĐ-TB&XH - cơ quan tham mưu cho Chính phủ. Nhưng cần phải phân tích để người dân thấy điều này không phải là 1,4% như chúng ta nói”, ông Lợi cho hay

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, thực ra, cơ bản người có công không còn hộ đói, hộ nghèo ở dưới mức sàn an sinh xã hội. Tại sao vẫn có tỷ lệ này. Vì chính người có công vẫn cùng hộ gia đình với đối tượng khác.

Ông Lợi nhấn mạnh: “Khi đi giám sát cho thấy, chính người không có công "ăn ké" vào người có công, dẫn tới người có công phải san sẻ cho người không có công, các thành viên trong gia đình nên chia tỷ lệ này xuống. Còn thực tế có địa phương tuyên ngôn dứt khoát không còn hộ nghèo là người có công với cách mạng. Tôi khẳng định rằng, tỷ lệ này chúng ta nói hôm nay thống kê một cách tự nhiên mà không phân tích kỹ vấn đề này. Tôi vẫn khẳng định cuối cùng, với người có công với cách mạng, Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội, toàn dân lo không để người dân nào rơi dưới mức sàn an sinh xã hội”.

Tuy nhiên, một số địa phương có tỷ lệ người có công cao nhưng điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương lại còn khó khăn nên người có công được chăm sóc, quan tâm không bằng địa phương khác. “Các chính quyền địa phương phải tuyên bố không có người nào người có công rơi vào nghèo đói. Nếu địa phương nào còn tỷ lệ này thì phải thể hiện quyết tâm chính trị, không để tỷ lệ % nhỏ bé nào người có công bị nghèo và đói”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định.

Ông Ngô Trường Thi cho biết, sau khi có giám sát của Quốc hội, Bộ LĐ-TB&XH có văn bản chỉ đạo ngay trong năm 2018. Theo đó, đề nghị các địa phương rà soát kỹ những đối tượng hộ nghèo có thành viên là người có công và dứt khoát bằng mọi cách chậm nhất đến cuối năm 2019 cả nước không còn đối tượng này thuộc hộ nghèo nữa.

 

“Trong hai năm 2016, 2017,  tỷ lệ nghèo bình quân của cả nước đã giảm 1,8% cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra từ 1-1,5%. Năm 2018, đang rà soát tốc độ giảm nghèo.Nhưng có thể thấy, đời sống người dân được ổn định, cơ sở hạ tầng của khu vực người dân vùng núi, dân tộc được cải thiện” – ông Ngô Trường Thi thông tin.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh