Không gian đẹp nhất trong cơ sở GDNN phải dành cho học sinh, sinh viên
- Giáo dục nghề nghiệp
- 19:46 - 06/12/2017
Hội nghị tập huấn công tác học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp
Đến tháng 9/2017 tuyển sinh gần 1,4 triệu người
Theo TS. Nguyễn Chí Trường, Vụ Trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), hiện cả nước có 1.974 cơ sở GDNN trong đó có 388 trường cao đẳng, gồm 304 trường công lập (chiếm 78%), 83 trường tư thục (chiếm 21%) và 01 trường có vốn đầu tư nước ngoài; 551 trường trung cấp, gồm 308 trường công lập (chiếm 56%), 243 trường tư thục (chiếm 44%); 1035 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, gồm 695 trung tâm công lập (chiếm 67%) và 339 trung tâm tư thục (chiếm 33%) và 01 trung tâm có vốn đầu tư nước ngoài.
Năm 2017, thực hiện Luật giáo dục nghề nghiệp công tác tuyển sinh đào tạo trong GDNN cho khoảng 2,2 triệu người, trong đó đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng: 540.000 người; đào tạo sơ cấp và thường xuyên dưới 3 tháng là 1,66 triệu người. Về kết quả tuyển sinh tính đến hết tháng 9/2017 tổng số tuyển sinh 3 cấp trình độ là: 1.381.355 người. Trong đó, cao đẳng: 122.432 người; trung cấp: 158.923 người. Sơ cấp và thường xuyên dưới 3 tháng: 1.100.000 người. Kết quả tốt nghiệp, năm 2016 đạt 1.974.193 người bao gồm cả cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng, trong đó: Trình độ cao đẳng và cao đẳng nghề là 172.051 sinh viên (cao đẳng ước đạt 107.893 sinh viên; CĐN là 64.158 sinh viên) chiếm 8.7% so với tổng số người các cấp trình độ. Trình độ trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp là 205.374 học sinh (TCN là 99.454 học sinh; TCCN là 105.920 học sinh) chiếm 10,4 % so với tổng số người tốt nghiệp.
Thứ trưởng Lê Quân phát biểu tại hội nghị
Về vai trò, vị trí của công tác học sinh, sinh viên GDNN trong giai đoạn mới, theo TS Nguyễn Chí Trường, HSSV là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục, đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Công tác học sinh, sinh viên là công tác trọng tâm của Nhà trường bao gồm tổng thể các hoạt động giáo dục, tuyên truyền, quản lý, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ đối với học sinh, sinh viên nhằm đảm bảo các mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp....
HSSV là trung tâm quá trình đào tạo
TS. Nguyễn Đắc Hưng Vụ trưởng. Vụ GD&ĐT, Dạy nghè, Ban Tuyên giáo TW Trình bày tham luận về thách thức Cách mạng 4.0 với GDNN
Theo TS. Nguyễn Đắc Hưng -Vụ trưởng Vụ GD&ĐT, Dạy nghè, Ban Tuyên giáo TW, nhiều năm qua xã hôi đang chịu tác động mạnh mẽ của quá trình CNH, tự động hóa với tốc độ chóng mặt. Chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụt LĐ có trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp. Nhưng thừa nhiều LĐ chất lượng thấp. Kiến thức được trang bị trong nhà trường chỉ là một cấu phần để tạo nên nền tảng tri thức và kỹ năng lao động ban đầu. GD hướng tới từng cá nhân để phát triển năng lực riêng biệt. Người LĐ muốn có vị trí việc làm tốt phải xác định đúng năng lực của bản thân; phải đổi mới cách học để học tập suốt đời để phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất thích nghi với thị trường LĐ hiện đại mà hầu hết các công việc có khi chỉ tồn tại trong vòng 10 năm, 5 năm hay có khi còn ngắn hơn. Cuộc CMCN 4.0 sẽ đẩy nhanh và nâng tầm cách mạng công nghệ số, nguồn nhân lực CNTT có kỹ năng cao rất cần thiết trong quá trình phát triển các CN mới hiện đại
Cũng theo TS Nguyễn Đắc Hưng. Trước cuộc CMCN 4.0 đang phát triển nhanh chóng, thì lĩnh vực GDNN phải nhanh chóng đổi mới mô hình, chương trình và phương thức đào tạo, từ khâu tuyển sinh đến khâu đánh giá, kiểm định chất lượng, nhất là đánh giá sinh viên tốt nghiệp. GDNN phải đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản cần thiết để người LĐ dễ chuyển đổi nghề nghiệp, phải có tư duy sáng tạo mang tính liên ngành, thích nghi với các thách thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục trong thị trường LĐ trong nước, khu vực và quốc tế, tránh nguy cơ bị mất việc làm.Trong thị trường LĐ hiện đại, các trường Nghề không thể dự đoán được kiến thức, kỹ năng nào đang và sẽ được thị trường LĐ. Các hoạt động ở các trường đang đối mặt với các yêu cầu hoàn toàn mới, đòi hỏi phải cải cách toàn bộ các hoạt động của nhà trường trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt.....
TS. Nguyễn Chí Trường, Vụ Trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Báo cáo về công tác HSSV trong giai đoạn mới
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Quân cho rằng, để đáp ứng những đòi hỏi của cuộc CMCN 4.0 thì GDNN ở Việt Nam phải đổi mới căn bản, toàn diện theo hướng bảo đảm khối kiến thức nền tảng vững chắc cho HSSV. Trong giai đoạn tới việc tự chủ trong các cơ sở GDNN sẽ được triển khai nhằm khắc phục hạn chế trong GDNN hiện nay, đưa công tác đào tạo gắn việc với nhu cầu xã hội, thị trường lao động gắn với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc đào tạo GDNN cần gắn với doanh nghiệp. Nhà trường phải chủ động “bắt tay” với doanh nghiêp để xác định nhu cầu, xây dựng chương trình đào tạo sát với thực tế... Sắp tới sẽ có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp mở trường đào tạo GDNN tư thục. Bên cạnh đó nhà trường có quyền hợp tác doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. Sự kết nối giữa các cơ sở GDNN là rất quan trong, với trên 2000 cơ sở GDNN hiện nay thông qua CNTT, cổng kết nối GDNN tạo sự liên thông, liên kết trong các cơ sở GDNN với nhau.
Theo Thứ trưởng Lê Quân, nhiệm vụ triển khai và thực thiện tốt công tác học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp góp phần giúp người học có phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng nhu cầu hiện đại hoá, công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế, nhất là trong bối cảnh sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 hiện nay là hết sức quan trọng. Vấn đề đổi mới quản lý GDNN sẽ được thực hiện trước, sau đó đến đổi mới quản láy cấp lãnh đạo cán bộ cấp Sở và trường, dựa trên nền tảng CNTT. “Nếu chúng ta làm tốt công tác HSSV, HSSV sẽ năng động hơn trong thị trường lao động. Để nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh các trường đi vào các trường PTTH để tuyên truyền, trong đó lấy thái độ, tác phong công nghiệp là chủ đạo. Truyền thông tốt nhất là các cơ sở GDNN lấy chính các em đang học nghề đi tư vấn tuyển sinh. Không gian đẹp nhất trong cơ sở GDNN phải dành cho HSSV, gắn với qua trình học tập suốt đời của các em” - Thứ trưởng Lê Quân nhấn mạnh