THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 04:58

Khó khăn trong việc bảo tồn Lễ cúng bến nước ở Tây Nguyên

 

Lễ cúng bến nước là một trong những lễ hội tiêu biểu, có vai trò rất quan trọng đối với đời sống đồng bào dân tộc Ê đê. Đặc biệt đây là không gian bảo tồn các loại hình văn hoá mà ở đây đó là thái độ của con người đối với tài nguyên đất, nước. Đây là một trong những lễ hội thường diễn ra vào tháng 3 dương lịch - đầu mùa mưa với mục đích cúng tạ thần nước đã đem lại những may mắn trong năm cũ và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi cho năm sau.

Lễ cúng bến nước từ trước tới giờ là mang tính cộng đồng, do vậy có những quy trình, các bước tiến hành tương đối bài bản. Đầu tiên nghi lễ được tiến hành ngay tại ngôi nhà của Trưởng bản là (Pha Buôn), tiếp theo được tiến hành ngay tại bến nước. Khi tiến hành nghi lễ, do vậy có những kiêng cữ nhất định như tất cả cộng đồng khi tham gia làm lễ không được có các biểu hiện như nói các từ ngữ không đẹp, không hay, mang tính rủi ro mà tất cả mọi người phải hoà vào thể hiện sự tôn trọng đối với toàn bộ quy trình của buổi lễ. Trong cái thời khắc diễn ra buổi lễ thì trẻ con không được phép chạy nhảy, đi lại xung quanh nơi cúng tế. Đặc biệt là những người phụ nữ mang thai không được tham dự. Sau nghi lễ cũng bến nước là phần hội, lúc này toàn thể cộng đồng mới được tham gia. 

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Buôn Krông Tuyết Nhung, Trưởng bộ môn Ngôn ngữ Trường ĐH Tây Nguyên, hiện thực trạng của Lễ cúng bến nước không còn như xưa nữa. Bởi nó bị tác động nhiều yếu tố như nguồn nước ngày càng cạn kiệt, đời sống kinh tế của cộng đồng dân tộc người Ê đê cũng trở nên hạn chế, do vậy để tiến hành được nghi lễ này cũng là điều khó khăn. Đối với người Ê đê, một nguyên tắc nghiêm ngặt đó là không được phá khu rừng đầu nguồn, vì đây là khu rừng thiêng, nơi giữ nguồn nước, nơi trú ngụ của thần linh, chính vì việc thần linh hoá vạn vật trên vũ trụ này là cách người dân nơi đây bảo vệ môi trường sống. Từ sau năm 1975 toàn bộ khu rừng nơi đây bị phá nghiêm trọng nên nguồn nước bị cạn kiệt, tất cả các bến nước của người Ê đê không đủ nước để phục vụ cho sinh hoạt cũng như cũng tế thần linh.

Lễ cúng bến nước đang đứng trước nguy cơ mai một cần được bảo tồn phục dựng.

Cũng theo tiến sĩ Tuyết Nhung một nguyên nhân nữa đó là địa phương chưa chú ý đúng mức vai trò, vị trí của các Lễ hội dân gian. Sau năm 2001, nhờ việc ý thức được vấn đề này thì toàn bộ tài nguyên đó lại không còn như trước đây nữa để chúng ta tiến hành lễ hội  

Muốn phục dựng lại Lễ cúng bến nước theo các chuyên gia phải có sự tham gia của chính quyền. Ngoài ra hiện nay cái không gian bến nước lại không còn thuộc sự sở hữu của cộng đồng làng nữa mà nó đã bị tư hữu hoá, hoặc nhóm cá nhân quản lý. Do vậy muốn phục dựng nghi lễ này phải có không gian bến nước. Một điều quan trọng nữa đó là vấn đề kinh tế, đó là những hiện vật liên quan như con trâu, rượu cần, cồng chiêng… những hiện vật này ngày càng khan hiếm, do vậy cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương hỗ trợ. Ngoài ra việc tổ chức những nội dung của nghi lễ đã đúng với nguyện vọng của đồng bào dân tộc nơi đây chưa? 

Về cơ bản Lễ cúng bến nước vấn giữ nguyên. Tuy nhiên hiện nay nghi lễ này cũng có  một số điểm khác so với trước. Về lễ vật thì trước đây cộng đồng tế lễ bằng trâu, bò và cúng rất nhiều ché rượu  cần. Việc tổ chức lễ được thực hiện từ gia đình Trưởng buôn dẫn lễ đến bến nước và thực hiện mọi nghi lễ một cách trang trọng, thời gian tổ chức lễ kéo dài từ 2 đến 3 ngày. Còn giờ đây, mặc dù lễ vẫn được tổ chức với những thủ tục như vậy nhưng về phần lễ vật thì ít hơn. Cụ thể chỉ có cúng lễ bằng heo gà và tượng trưng 1 đến 2 ché rượu cần và nghi lễ được thực hiện rất ngắn gọn với thời gian từ 1 đến 2 giờ.

BÁ THĂNG/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh