THỨ HAI, NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2024 01:04

Kết nối cung - cầu lao động, đào tạo nghề giúp người lao động vượt qua khó khăn

Theo chia sẻ của các đại biểu tại Hội nghị, thực tế số lượng người tham gia học nghề vẫn còn ít so với cơ cấu trình độ lao động hiện nay. Việc phân luồng học sinh trung học cơ sở đi học nghề còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào trường nghề còn thấp. Chất lượng công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp chưa cao. Đội ngũ nhà giáo trong khối giáo dục nghề nghiệp còn thiếu về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo, thiếu nhà giáo giỏi chuyên môn kỹ thuật và có kỹ năng nghề cao. 

Các chuyên gia và đại diện các cơ sở đào tạo nghề cho rằng cần xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích thu hút đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN) như: Nhà nước cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất với cơ chế thông thoáng; doanh nghiệp được thuê nhà xưởng của cơ sở GDNN để đào tạo theo vị trí việc làm cho công nhân, ngược lại nhà trường được thuê xưởng sản xuất của doanh nghiệp cho học sinh thực tập; miễn giảm thuế, ưu đãi tín dụng vay vốn để mở hoặc phát triển cơ sở GDNN; bảo đảm quyền sở hữu theo pháp luật và các quyền lợi của nhà đầu tư. 

Các chuyên gia và đại diện các cơ sở đào tạo nghề cho rằng, cần xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích thu hút đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Các chuyên gia và đại diện các cơ sở đào tạo nghề cho rằng, cần xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích thu hút đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; thực hiện tốt các chính sách đối với nhà giáo; huy động các nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật, nghệ nhân… tham gia giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tiếp nhận và sử dụng hiệu quả các bộ chương trình chuyển giao từ nước ngoài; doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng, phê duyệt chương trình tại các cơ sở đào tạo. Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị theo ngành nghề và trình độ đào tạo; thường xuyên thực hiện tự đánh giá và mời các trung tâm kiểm định tiến hành đánh giá độc lập theo tiêu chuẩn quốc gia.

Bên cạnh đó, tăng cường sự phối hợp "3 Nhà": Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp trong các hoạt động GDNN; khuyến khích các doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực…

Đại diện Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An chia sẻ tại Hội nghị (ảnh: Cổng TTĐT Bình Dương).

Đại diện Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An chia sẻ tại Hội nghị (ảnh: Cổng TTĐT Bình Dương).

Cũng tại hội thảo, các doanh nghiệp đã nêu lên nhu cầu thực tế về lao động tại doanh nghiệp mình để các cơ sở GDNN xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp. Hai bên cũng trao đổi thông tin kết nối cung - cầu lao động trước thực tế nhiều lao động bị mất việc, giảm giờ làm.

Ông Phạm Văn Tuyên - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, yêu cầu trong công tác đào tạo nguồn nhân lực ngày càng cao, không chỉ cần có bằng cấp mà phải có trình độ tay nghề thực thụ và những kỹ năng mềm trong công việc. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ghi nhận những ý kiến góp ý cũng như những khó khăn, vướng mắc của các cơ sở đào tạo nghề và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để có giải pháp thực hiện tốt hơn công tác GDNN trong thời gian tới. 

Ông Phạm Văn Tuyên - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phát biểu tại Hội nghị.

Ông Phạm Văn Tuyên - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phát biểu tại Hội nghị.

Tính đến nay, Bình Dương có 108 cơ sở GDNN, trong đó: 7 trường cao đẳng và cao đẳng nghề, 1 phân hiệu cao đẳng Đường sắt phía Nam, 10 trường trung cấp, 19 trung tâm GDNN và 71 cơ sở khác có đăng ký hoạt động GDNN. Tính đến tháng 9/2022, các trung tâm dịch vụ việc làm đã tư vấn việc làm cho 80.790 người, trong đó: Số người được giới thiệu việc làm 56.723 lao động; được nhận vào làm việc 34.632 lao động; giao dịch với 3.238 doanh nghiệp với nhu cầu tuyển dụng là 92.080 lao động (gồm 82.233 lao động phổ thông, chiếm 89,3%; còn lại là lao động chuyên môn và lao động kỹ thuật 9.847 người, chiếm 10,7%); tập trung ở các ngành, nghề: may mặc - giày da, đồ gỗ, điện tử, nhựa, cơ khí, công nghệ ô tô, công nghệ thông tin (sửa chữa, lắp ráp, thiết kế đồ hoạ, thông tin truyền thông), dịch vụ thông tin tư vấn - chăm sóc khách hàng, bán hàng…

Đối với những lao động bị mất việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã đặt ra nhiều giải pháp để tìm việc cho người lao động và giúp họ vượt qua khó khăn. Thông qua các hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, khi người hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đến, trung tâm sẽ giới thiệu, tư vấn việc làm và giải quyết chính sách về hỗ trợ tiền BHTN cho người lao động. Các trung tâm cũng tuyên tuyền, tư vấn dạy nghề cho người lao động. Kinh phí dạy nghề tính từ nguồn của Quỹ BHTN.

“Hiện nay, số người tạm ngưng hợp đồng mà không hưởng lương thông qua kênh bảo hiểm xã hội tỉnh có khoảng 28.000 lao động và trong tổng số 800.000 công đoàn viên có khoảng 240.000 lao động bị ảnh hưởng do cắt giảm giờ làm. Tuy nhiên, 240.000 lao động bị cắt giảm giờ làm không quá 14 ngày theo Luật Lao động nên vẫn còn trong danh sách hưởng lương, tham gia BHXH. Các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng là dệt may, gỗ, da giày, điện tử”, ông Tuyên cho biết.

Qua thống kê, tỷ lệ học sinh, sinh viên, người học nghề có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt khoảng 90%. Trong đó, một số ngành nghề thuộc khối kỹ thuật có số lượng học sinh, sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp chiếm tỷ lệ cao, một số trường đạt 100%, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng ngay khi các em còn đang thực tập…

PL

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh