THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:08

Huyện Tháp Mười (Đồng Tháp): Thanh niên hùn vàng giúp nhau xóa nghèo

 

Nhờ có sự đồng thuận trong mọi tầng lớp nhân dân, công tác huy động tập trung nguồn lực cho chương trình mục tiêu giảm nghèo của địa phương được người dân tích cực hưởng ứng tham gia. Từ đó huyện tổ chức quán triệt thông suốt chủ trương của Đảng, Nhà nước trong cả hệ thống chính trị, nhằm phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ngành chức năng từ huyện tới cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào, dự án, chương trình, mô hình giảm nghèo. Trong đó tiêu biểu như cuộc vận động “Vì người nghèo”, với Hội chữ thập đỏ giữ vai trò nòng cốt đã đã phối hợp thực hiện công tác nhân đạo từ thiện với các hoạt động xã hội, xây dựng nhà tình thương…Được biết, trong những năm qua, phối hợp tổ chức vận động cán bộ, công nhân, viên chức, lao động các doanh nghiệp, mạnh thường quân trong và ngoài huyện ủng hộ Qũy “Vì người nghèo” để chăm lo đời sống cho hộ nghèo. Thông qua đó những năm qua đã triển khai xây dựng mới hàng ngàn  căn nhà tình thương tặng người nghèo.      Cùng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội cũng tích cực hưởng ứng tham gia vào công tác giảm nghèo của địa phương với nhiều chương trình, dự án, mô hỉnh rất thiết thực hiệu quả. Điển hình như mô hình “Tổ hùn vàng 24 k” của Đoàn thanh niên huyện Tháp Mười” được nhiều đoàn viên hưởng ứng tham gia. Từ năm 2012, mô hình này chính thức ra mắt hoạt động tại xã Mỹ Hòa, với hàng chục thành viên tham gia. Quy trình thành lập trên cơ sở vận động xã Đoàn về việc xây dựng mô hình, vận động đoàn viên tham gia. Khi thành lập xây dựng quy chế hoạt động và đề xuất với UBND xã ra quyết định thành lập để có sự ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau. Hình thức hùn vốn theo vụ lúa 3 lần/năm, mỗi mùa vụ các thành viên sẽ hùn vốn 1 chỉ vàng 24k/thành viên. Sau đó các thành viên sẽ bốc thăm để nhận vốn và mỗi lần bốc thăm sẽ có một thành viên được nhận vốn. Sau một thời gian hoạt động hiệu quả, đến nay đã có 6 thành viên được nhận vốn và sử dụng đồng vốn đúng mục đích để phát triển kinh tế gia đình như mua vật tư nông nghiệp, máy xới, làm nhà…Nhờ đó cuộc sống của một số thành viên đã được cải thiện đáng kể về vật chất cũng như tinh thần. Phát huy tính hiệu quả của mô hình trên của Tổ Hùn vốn số 1, BCH xã Đoàn Mỹ Hòa đã tuyên truyền mở rộng mô hình ra các ấp, đến ngày nay nhiều Tổ Hùn vốn đã được thành lập và đi và hoạt động với đông đảo thành viên tham gia.

Nhờ sự ra đời và hoạt động tích cực của Tổ hùn vàng 24 k, nhiều thanh niên trong vùng đã có vốn đầu tư thực hiện những mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả vươn lên thoát nghèo 

Nhờ vào những đồng vốn từ Tổ hùn vàng 24 k này, nhiều mô hình sản xuất, chăn nuổi đã được thực hiện và đem lại hiệu quả rất đáng kể. Trong đó có  mô hình trồng lúa + sen đang là một mô hình góp phần giảm nghèo có hiệu quả ở huyện Tháp Mười trong những năm qua. Theo một số nông dân trồng sen cho biết, loại sen được trồng ở huyện Tháp Mười hiện nay không phải là loại sen truyền thống vốn đã đi vào câu ca “Tháp Mười đẹp nhật bông sen” ngày xưa nữa. Loại sen được trồng bây giờ là giống sen nhập về từ Đài Loan với ưu điểm cao to, bông lớn, năng suất hạt rất cao và giá cả cũng ổn định từ khoảng 35.000 đ – 40.000 đ/kg (tùy từng năm). Nhiều hộ nông dân tận dụng mùa nước nổi trồng sen vừa tăng thêm thu nhập, vửa giải quyết lao động nông nhàn. Nhờ trồng thêm sen mà nhiều hộ nông dân huyện Tháp Mười không những thoát nghèo bền vững mà còn có tích lũy. Hiện nay diện tích trồng sen ở huyện Tháp Mười đang được mở rộng và tập trung chủ yếu ở các xã: Mỹ Qúy, Mỹ Đông, Mỹ An, Mỹ Hòa, Tân Kiều…Tương lai huyện Tháp Mười sẽ xây dựng thương hiệu sen Tháp Mười, nhằm tập trung những hộ trồng sen trong huyện vào HTX  để việc tiêu thụ sản phẩm sen đi vào ổn định, góp phần quảng bá thương hiệu sen quê hương trên thị trường trong và ngoài nước./.

 

 

LƯƠNG ĐỊNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh