CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 07:00

Huyện Đất Đỏ: Nông dân chuyên canh cây ăn trái ViệtGAP, lợi nhuận cao

 

Theo Ban chỉ đạo giảm nghèo (BCĐ) của huyện cho biết, nguyên nhân nghèo là do các hộ thếu vốn sản xuất chiếm 36,77% so với tổng số hộ nghèo; do gia đình có người bị tai nạn, bệnh tật kéo dài chiếm 17,91%; do thiếu đất sản xuất chiếm 16,96% , còn lại là do thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, đông người ăn theo, diện bảo trợ xã hội…

Qua phân tích các nguyên nhân cho thấy, muốn giảm nghèo bền vững phải có sự tiến hành đồng bộ các chương trình, dự án, mô hình phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương.

Huyện Đất Đỏ có trên 80% hộ dân sống bằng nghề nông, nên lãnh đạo huyện đã chủ trương giảm nghèo thông qua hình thức tạo điều kiện ưu tiên cho các hộ có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay để phát triển sản xuất.

Đồng thời luôn luôn tăng cường nguồn vốn cho vay, tạo điều kiện cho hộ nghèo vay vốn dễ dàng nhất, thuận lợi nhất và đúng thời vụ.

Nhờ đó, trong giai đoạn 2011 - 2015 huyện Đất Đỏ đã có nhành chục  lượt hộ nghèo được vay hàng tram tỷ đồng để phát triển sản xuất, với hàng chục mô hình kinh tế giúp thoát nghèo bền vững.

Trong đó, riêng dự án chuyên canh cây ăn trái đã hỗ trợ cho rất nhiều hộ vay, với tổng số tiền hành tỷ đổng để đầu tư cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh các loại cây ăn trái có giá kinh tế cao như mãng cầu ta, nhãn xuồng, sầu riêng hạt lép, măng cụt, chôm chôm…

Điển hình cây mãng cầu ta hiện được xem là cây ăn trái đặc sản chủ lực của huyện Đất Đỏ, với diện tích trồng gần 2000 ha , sản lượng đạt gần 10.000 tấn/ năm. 

   

Chuyên canh cây mãng cầu ta theo hướng ViệtGAP đã và đang là một mô hình đem lại cho người nông dân lợi nhuận cao                                                                                           

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp huyện đang vận động, khuyến khích bà con nông dân sản xuất mãng cầu ta theo hướng VietGAP để nâng cao giá trị trên thị trường.

Gia đình ông Nguyễn Vũ Toàn ở ấp Cây Cám, xã Láng Dài có một khu vườn rộng 1 ha, chỉ chuyên canh một loại cây duy nhất đó là mãng cầu ta.

Theo ông Toàn, trước đây bình quân 1 ha mãng cầu ta cho năng suất từ 3 – 4 tấn/ ha/ vụ, nhưng từ khi ứng dụng ViêtGAP, thực hành đúng quy trình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, sản lượng thu hoạch đã tăng gấp đôi đạt khoảng từ 7 – 8 tấn/ ha/ vụ.

Lãnh đạo UBND xã Láng Dài cho biết, để phát triển cây mãng cầu ta trở thành cây ăn tráí chủ lực của địa phương từ năm 2014, xã đã xây dựng Dự án trồng cây mảng cầu ta chuyên canh tại khu vực Bàu Tứ, xã Láng Dài, với diện tích khoảng 60 ha.

 Các mô hình khuyến nông được áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế thổ nhưỡng từng địa phương của huyện, như đối với xã Long Tân tập trung vào trồng cây măng cụt, sầu riêng, chôm chôm.

 Với những chương trình, dự án, mô hình phát triển kinh tế xã hội thiết thực kể trên đã và đang là nền tảng quan trọng để huyện Đất Đỏ trở thành một vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản theo chuẩn VietGAP, có giá trị kinh tế cao.

Theo Ban chỉ đạo giảm nghèo (BCĐ) của huyện cho biết, nguyên nhân nghèo là do các hộ thếu vốn sản xuất chiếm 36,77% so với tổng số hộ nghèo; do gia đình có người bị tai nạn, bệnh tật kéo dài chiếm 17,91%; do thiếu đất sản xuất chiếm 16,96% , còn lại là do thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, đông người ăn theo, diện bảo trợ xã hội…

Qua phân tích các nguyên nhân cho thấy, muốn giảm nghèo bền vững phải có sự tiến hành đồng bộ các chương trình, dự án, mô hình phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương.

Huyện Đất Đỏ có trên 80% hộ dân sống bằng nghề nông, nên lãnh đạo huyện đã chủ trương giảm nghèo thông qua hình thức tạo điều kiện ưu tiên cho các hộ có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay để phát triển sản xuất.

Đồng thời luôn luôn tăng cường nguồn vốn cho vay, tạo điều kiện cho hộ nghèo vay vốn dễ dàng nhất, thuận lợi nhất và đúng thời vụ.

Nhờ đó, trong giai đoạn 2011 - 2015 huyện Đất Đỏ đã có nhành chục  lượt hộ nghèo được vay hàng tram tỷ đồng để phát triển sản xuất, với hàng chục mô hình kinh tế giúp thoát nghèo bền vững.

Trong đó, riêng dự án chuyên canh cây ăn trái đã hỗ trợ cho rất nhiều hộ vay, với tổng số tiền hành tỷ đổng để đầu tư cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh các loại cây ăn trái có giá kinh tế cao như mãng cầu ta, nhãn xuồng, sầu riêng hạt lép, măng cụt, chôm chôm…

Điển hình cây mãng cầu ta hiện được xem là cây ăn trái đặc sản chủ lực của huyện Đất Đỏ, với diện tích trồng gần 2000 ha , sản lượng đạt gần 10.000 tấn/ năm.                                                                                                 

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp huyện đang vận động, khuyến khích bà con nông dân sản xuất mãng cầu ta theo hướng VietGAP để nâng cao giá trị trên thị trường.

Gia đình ông Nguyễn Vũ Toàn ở ấp Cây Cám, xã Láng Dài có một khu vườn rộng 1 ha, chỉ chuyên canh một loại cây duy nhất đó là mãng cầu ta.

Theo ông Toàn, trước đây bình quân 1 ha mãng cầu ta cho năng suất từ 3 – 4 tấn/ ha/ vụ, nhưng từ khi ứng dụng ViêtGAP, thực hành đúng quy trình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, sản lượng thu hoạch đã tăng gấp đôi đạt khoảng từ 7 – 8 tấn/ ha/ vụ.

Lãnh đạo UBND xã Láng Dài cho biết, để phát triển cây mãng cầu ta trở thành cây ăn tráí chủ lực của địa phương từ năm 2014, xã đã xây dựng Dự án trồng cây mảng cầu ta chuyên canh tại khu vực Bàu Tứ, xã Láng Dài, với diện tích khoảng 60 ha.

 Các mô hình khuyến nông được áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế thổ nhưỡng từng địa phương của huyện, như đối với xã Long Tân tập trung vào trồng cây măng cụt, sầu riêng, chôm chôm.

 Với những chương trình, dự án, mô hình phát triển kinh tế xã hội thiết thực kể trên đã và đang là nền tảng quan trọng để huyện Đất Đỏ trở thành một vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản theo chuẩn VietGAP, có giá trị kinh tế cao.

LƯƠNG ĐỊNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh