THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:03

Trà Vinh: Đồng bào Khmer đổi đời từ xây dựng nông thôn mới

 

Là một vùng ven biển của tỉnh Trà Vinh, huyện Cầu Ngang từ lâu đời đã tập trung đông đảo đồng bào Khmer sinh sống (chiếm trên 35% dân số). Từ năm 2010 trở về trước Cầu Ngang là huyện có tỷ lệ hộ nghèo khá cao, đời sống người dân, nhất là cộng đồng đồng bào Khmer gặp nhiều khó khăn, hạ tầng cơ sở vật chất lạc hậu, kém phát triển.

Nhưng từ khi bắt đầu triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới (2011), huyện Cầu Ngang đã được tỉnh Trà Vinh quan tâm hỗ trợ đầu tư để phát triển sản xuất với tổng số tiền trên 33,3 tỳ đồng. Từ nguồn vốn này, nhiều mô sản xuất mới đã được triển khai thực hiện có hiệu quả như: Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, cánh đồng mẫu lớn, nuôi vịt đẻ trứng theo hướng an toàn sinh học, nuôi tôm càng xanh, nuôi bò sinh sản, trồng hoa lài, nuôi tôm sú kết hợp nuôi cá rô phi, hỗ trợ chăn nuôi bằng nệm sinh học…

Đồng thời huyện đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi , ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, hình thành nên nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là mô hình cánh đồng mẫu lớn, quy hoạch xây dựng vùng lúa chất lượng cao với 5.179 ha, nhờ đó mà đời sống của đồng bào Khmer nơi đây được nâng cao đáng kể.

Một góc đường giao thông nông thôn ở xã nông thôn mới Kim Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh hôm nay.

Đặc biệt là công cuộc xây dựng nông thôn mới của huyện đã nhận được sự đồng thuật cao của cả cộng đồng  dân cư, tạo nên diện mạo cho vùng nông thôn ven biển của đồng bào Khmer ngày càng đổi mới. Toàn huyện đã huy động được hơn 339,5 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước lồng ghép các chương trình, dự án là trên 255 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp gần 43 tỷ đồng, vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư trên 32 tỷ đồng. Nhờ đó hạ tầng cơ sở vật chất được xây dựng đồng bộ, giao thông nông thôn phát triển, lưới điện được kéo đến từng thôn ấp, đáp ứng nhu cầu hưởng lợi của người dân.

Tính đến nay toàn huyện có 98,6 % hộ sử dụng điện, 92 % hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, 7/8 xã vùng đồng bào Khmer có chợ. Huyện đã hình thành 265 Tổ hợp tác sản xuất và vay vốn, 8/8 xã có đồng bào Khmer sinh sống hoàn thành quy hoạch, 85 % hộ đăng ký xây dựng nông thôn mới, 4 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, với 4.435 hộ đạt chuẩn gia đình nông thôn mới. Có thể nói, 5 năm qua diện mạo nông thôn mới ở huyện Cầu Ngang đang từng ngày khởi sắc, đời sống của đa số đồng bào Khmer được cải thiện nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 14, 5 triệu đồng/người/năm (2011), lên 22, 6 triệu đồng/người/năm (2015), giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 26,86 % (2011) xuống còn 15 % (2015).

LƯƠNG ĐỊNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh