THỨ HAI, NGÀY 20 THÁNG 01 NĂM 2025 12:41

Huyền bí, linh thiêng Yàng Plút

Nằm sâu thẳm bên trong những cánh rừng già nguyên sinh của đại ngàn, từ lâu, làng Le được biết đến là nơi có tập tục kì lạ, cả làng tôn thờ, sùng bái “Yàng Plút”, (chiếc ngà voi hóa thạch).

Trao đổi với chúng tôi, ông H’Rách Láo, Chủ tịch UBND xã Mo Rai cho biết: “Làng Le, hiện tại có 459 nhân khẩu, hầu hết là đồng bào người đồng bào dân tộc Rơ Mâm. Tục lệ dân làng tôn thờ, sùng bái “Yàng Plút” là có thật, hiện tại vẫn đang diễn ra phổ biến. 

Ông Láo cho biết thêm:  “Vào dịp lễ hội mừng lúa mới diễn ra (từ ngày 29 và 31/10) của đồng bào người Rơ Mâm làng Le được Sở VT-TT&DL kết hợp với chính quyền địa phương mổ trâu, bò cúng hiến tế “Yàng Plút”. Dù ngày hay đêm, dinh thự của “Yàng Plút” luôn được dân làng thay nhau trông coi, nội bất xuất ngoại bất nhập. Ngay cả người làng, muốn được diện kiến “Yàng Plút” phải chuẩn bị lễ vật chu đáo từ nhiều tháng trước đó. Đúng dịp lễ hiến tế dân làng phải tập trung đông đủ làm lễ, cung phụng “Yàng” một năm/lần. Dân làng cầu mong mùa màng tươi tốt, nguồn nước không bị khô cạn, bài trừ hoạn nạn.

Ông A Giỏi trưởng làng chỉ về nơi thờ cúng Yàng Plút (ngà voi hóa thạch).

Hỏi về giá trị của “Yàng Plút”, ông A Giỏi, Trưởng làng Le, người được giao trọng trách đảm bảo sự bình yên cho “Yàng Plút” cho biết: “Ngay cả những bô lão cao tuổi nhất trong làng cũng không nhớ rõ chiếc ngà voi hóa thạch “Yàng Plút” đến với làng từ khi nào. Chỉ biết, từ ngày có “ Yàng Plút” làng Le quanh năm mưa thuận, gió hòa làm ăn phát đạt. Khi chúng tôi muốn được diện kiến “Yàng Plút”, ông A Giỏi cho biết: “Muốn tận mắt nhìn thấy “Yang Plút” phải chờ đến dịp cúng lúa mới vào năm sau. Giờ bất di bất dịch không một ai có thể nhìn thấy “Yàng” được. Nếu ai đó giám mạo phạm xông vào “Yàng Plút” bắt tội cả làng gặp tai họa”.

Khi nhắc đến duyên cớ  xuất hiện của “Yàng Plút”, ông A Giỏi vẻ mặt nghiêm nghị, hạ thấp giọng cho rằng, Yàng Plút, xuất hiện chính xác thời gian nào không ai biết rõ. Từ bé ông được ông, bà kể lại rằng: Ngày xưa, thời rừng núi hoang vu thú dữ hoành hành dữ dội. Lúc đó, trong làng nổi trội lên một người thợ săn bắn trúng nhiều thú dữ chết dưới tay ông. Một hôm, người thợ săn dắt chó đi, trong đầu ông vang vọng giọng nói một người nào đó sai khiến, ông đi suốt ba ngày ba đêm vào tận bên trong rừng sâu.

Đứng nơi hoang vu, không dấu chân người, bất chợt con chó của người thợ săn đi vòng quang một bụi rậm sủa liên hồi không ngớt. Thấy lạ, người thợ săn đi tới vạch bui rậm quan sát thấy một ngà voi nằm lăn lóc bên cạnh phiến đá. Nghĩ không có gì lạ ông tiếp tục dắt chó đi, đi mãi nhưng cuối cùng lại quay về chỗ phiến đá có ngà voi lúc ban đầu. Lần này, con chó của người thợ săn sủa ngày một hơn và nhất quyết không chịu rời đi. Điều người thợ săn thấy lạ, khi ông đưa tay nhấc bổng chiếc ngà voi lên tuyệt nhiên con chó im không sủa nữa.

Khi ông đặt xuống, quay lưng đi, con chó lại sủa. Sau phút đắn đo, người thợ săn liền cầm theo chiếc ngà voi ra giấu ở bìa rừng. Khi về nhà, vừa chợp mắt người thợ săn mơ thấy “Yàng Plút” báo mộng. Trong mộng “Yàng” bảo: “Tao đã chọn làng Le làm nơi sinh sống. Về làng, tao sẽ che chở bảo vệ, ban mưa thuận, gió hòa cho làng làm ăn phát đạt. Tuy nhiên, muốn rước tao về làng phải mổ trâu, mổ bò, heo gà… cúng tế ”. Người thợ săn tỉnh dậy mồ hôi nhễ nhãi thao thức cho tới khi trời sáng.

Sáng sớm, khi gà rừng vừa mới gáy, người thợ săn đem câu chuyện lạ trên kể với dân làng. Sau nhiều ngày dân làng tổ chức họp bàn, cuối cùng các bô lão quyết định làm lễ linh đình rước “Yàng Plút” về thờ cúng trong nhà rông truyền thống. Cũng thời gian này, trong làng không ai được làm phiền, quấy rầy “Yàng Plút”. Từ ngày có “Yàng  Plút”, dân làng Le “ăn lên làm ra”  phất lên trông thấy. Cũng từ đó, hàng năm để biết ơn sự che chở của “Yàng Plút” cứ vào dịp lễ mừng lúa mới  trong năm, người làng tổ chức mổ trâu bò, heo gà cúng tế cho “Yàng” mãi trường tồn.

Ông Giỏi cho biết thêm: Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt bom đạn lửa cháy thiêu trụi cả làng. Bà con trong làng phải dìu dắt nhau trốn vào trong những hang đá tận rừng sâu. Thế nhưng, ngôi nhà rông thờ “Yàng Plút” vẫn bình an. Từ đó về sau, cả làng càng tin tưởng hơn đó chính là nhờ “Yàng Plút”. “Yàng Plút” sở hữu một sức mạnh vô biên, bất diệt bảo vệ người làng Le, sinh tồn.

 Điều đặc biệt hơn, khi chiến tranh kết thúc, người làng phát hiện trong nơi thờ cúng “Yàng Plút” từ đâu xuất hiện thêm một cọc (cọc dùng buộc trâu), một cây chọc tỉa (cây chọc tỉa dùng trong mùa màng của đồng bào ngày xưa), vài hòn đá (người làng gọi con cái Yàng Plút). Đây cũng chính là lý do mà bao đời này bà con làng Le chỉ nuôi trâu (không nuôi bò, dê) là để nhớ ơn “Yàng Plút”. 

Ông A Ren, người trực tiếp thực hiện nghi lễ tắm huyết cho “Yàng Plút” chia sẻ: “Càng ngày kích cỡ của “Yàng Plút” càng lớn, con cái theo đó sinh ra ngày một nhiều hơn. Hôm thực hiện nghĩ lễ cúng lúa mới, tận tay tôi vào nhà rông trịnh trọng  mang “Yàng Plút” ra tắm huyết đếm được tổng cộng “Yàng” có 30 con (mỗi con là một hòn đá bằng năm tay) nằm chen chúc. Mỗi hòn đá được cho là con “Yàng Plút” đều có chất liệu rất đặc biệt khác lạ so với những hòn đá bình thường. 

PHÙNG XUÂN/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh