THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:01

Hơn 4,3 triệu trẻ em hưởng lợi

Nếu được thông qua, sẽ có thêm hơn 4,3 triệu trẻ em được thụ hưởng các chính sách ưu đãi dành cho trẻ em.Hầu hết các quốc gia trên thế giới đã định nghĩa trẻ em là người dưới 18 tuổi. Việc thay đổi định nghĩa về trẻ em trong Luật Trẻ em từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phù hợp hơn với khái niệm về nhóm "người chưa thành niên" như đã được phản ánh trong các luật pháp quốc gia khác.

Tại Việt Nam, các luật chính liên quan đến trẻ em như Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hành chính, Luật Lao động, Luật Thanh niên đã có những điều khoản đặc biệt quy định cho những người dưới 18. Theo điều 54, Hiến pháp quy định 18 tuổi là tuổi bầu cử.  Tại Điều 18 Bộ luật Dân sự quy định người vừa đủ 18 tuổi trở lên là người trưởng thành, và những người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên.

Người chưa thành niên không đủ có năng lực dân sự và được cha mẹ hay người đại diện hợp pháp bảo vệ quyền và lợi ích. Trong Luật hôn nhân gia đình: Chương IV của Luật quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái (bao gồm cả nghĩa vụ chăm sóc, hỗ trợ và giáo dục), những "người chưa thành niên", tức là những người dưới 18 tuổi.

Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niênĐiều 68 Bộ luật Hình sự quy định "người chưa thành niên phạm tội" là người vừa đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Những đứa trẻ này chịu trách nhiệm hình sự cho hành động của mình, nhưng không phải chịu mức độ trách nhiệm như người lớn.Nâng độ tuổi trẻ em lên dưới 18

Chương X của Luật Hình sự quy định các nguyên tắc xử lý riêng biệt, các biện pháp tư pháp và hình phạt cho những người vi phạm dưới 18 tuổi. Bộ luật Hình sự cũng thừa nhận cần bảo vệ thêm cho nạn nhân là trẻ em dưới 18. Bộ luật Lao động, Điều 161 quy định một "người lao động chưa thành niên " là người dưới 18 tuổi và đưa ra các quy định đặc biệt liên quan đến công việc của người chưa thành niên.

Trẻ em tham gia vào các công việc nhẹ từ năm 13 tuổi và được thuê làm việc từ năm 15 tuổi, nhưng cũng cho rằng trẻ em chưa trưởng thành nên cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt khỏi các hình thức lao động lạm dụng và bóc lột đến 18 tuổi...

Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), việc nâng độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi sẽ tạo môi trường pháp lý, xã hội bảo đảm tốt hơn các quyền và lợi ích của trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ chưa thành niên. Nhóm này sẽ được thụ hưởng thêm các chính sách về an sinh xã hội như chăm sóc, bảo vệ, giáo dục, bảo trợ, y tế.

“Hiện nay, 12 bộ, ngành đều có văn bản đồng ý nâng độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi. Qua khảo sát, hơn 53% trẻ em muốn nâng độ tuổi trẻ em. Nâng độ tuổi trẻ em là một cách tôn trọng quyền của trẻ em, lắng nghe ý kiến của các em. Ngoài ra việc nâng độ tuổi trẻ em còn góp phần tạo điều kiện để chăm sóc, bảo vệ tốt hơn các em”, ông Đặng Hoa Nam cho biết thêm.

Ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội cho biết: Hiện nay, Nghị định số 136/2013 / NĐ-CP về quy định chính sách trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội đã quy định trợ cấp xã hội hàng tháng cho một số nhóm đối tượng trẻ em dưới 18 tuổi (bao gồm trẻ bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi và trẻ em không có sự chăm sóc của cha mẹ, trẻ em bị nhiễm HIV, trẻ em có cha mẹ đơn thân trong hộ nghèo).

Chính sách hỗ trợ này vẫn được duy trì cho nhóm trẻ từ 18 đến dưới 22 tuổi nếu các em vẫn đang theo học giáo dục phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Nếu tăng độ tuổi trẻ em lên dưới 18, sẽ tăng thêm 4,3 triệu trẻ em.

Với tỷ lệ khoảng 5% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB), tương đương khoảng  219.000 TE có HCĐB. Như vậy ngân sách chi cho TE có HCĐB mỗi năm sẽ đội lên khoảng 1 - 1,2 nghìn tỷ đồng. Khoản kinh phí này, chính phủ hoàn toàn có thể đáp ứng.

Vân Khánh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh