THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:32

Hội thảo khoa học "TPP và những tác động đến nền kinh tế VN trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới"

Hội thảo nhận được sự quan tâm và tham dự của nhiều nhà nghiên cứu đến từ các trường đại học tại TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai. Bên cạnh đó nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp cùng đội ngũ giảng viên, học viên cao học cũng về tham dự.

TS Cao Việt Hương, Phó Hiệu trưởng, phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Cao Thị Việt Hương – Trưởng Khoa Sau Đại học, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, TPP là không phải là vấn đề thật sự nóng bỏng, mang tính thời sự. Vì thực chất TPP đã có và Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán từ năm 2010. Qua hơn 29 vòng đàm phán, 4 phiên họp của Bộ Trưởng Bộ Thương mại và rất nhiều vòng đàm phán song phương, đa phương. Đến tháng 10 năm 2015 thì các nước đã thông nhất với nhau ký hiệp định chính thức vào ngày 4-2-2016 tại New Zealand. Tuy nhiên đây là vấn đề còn nhiều gay cấn và thách thức. Đánh giá tình hình thì hiệp định này đến năm 2018 mới được áp dụng. Hội thảo khoa học “TPP những tác động đến kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, tập trung nghiên cứu những tác động của TPP đến kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế của tỉnh Bình Dương nói riêng.

GS John Snyder, ĐH Benedictine (Hoa Kỳ) trình bày tham luận

Tại hội thảo các nhà nghiên cứu kinh tế bàn luận những vấn đề về sự đồng hành của các chuyên gia với doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Chỉ ra những thách thức pháp lý, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp nước ngoài và tính hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình cạnh tranh khốc liệt này.

Bên cạnh đó, nhiều bài tham luận của các nhà nghiên cứu đề cập tới giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh từng ngành kinh tế của Việt Nam khi TPP có hiệu lực, như tham luận “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may khi Việt Nam tham gia hiệp định thương mại đối tác xuyên thái Bình Dương” do PGS. TS Hoàng Văn Hải - Viện trưởng Viện QTKD, Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày;

“Cơ hội, thách thức đối với ngành Nông nghiệp Việt Nam khi hiệp định TPP có hiệu lực thực thi” do GS. TS Võ Thanh Thu - Trưởng khoa Quản trị Kinh Doanh trường Đại học Bình Dương trình bày.

Ngoài ra các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những cảnh báo vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên nghiêm trọng tại Việt Nam. Việt Nam phải thực hiện cam kết hướng tới việc thúc đẩy sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các chính sách thương mại với môi trường. Ủng hộ các quốc gia có biện pháp phù hợp thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường, hạn chế cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên.

Đặc biệt, từ nước Mỹ sang Việt Nam, GS. John Snyder giảng viên Đại học Benedictine đã chia sẻ với các học giả Việt Nam tham luận “Vị thế của nước Mỹ đối với TPP”. Ông cũng thông tin thêm về cuộc tranh cử tổng thống ở nước Mỹ giữa bà Hillary Clinton và ông Donald Trump. Qua đó đưa ra những nhận định về sự ủng hộ của bà Hillary Clinton và ông Donald Trump đối với TPP.

Đánh giá tầm quan trọng của hội thảo PGS. TS Hoàng Văn Hải nhận định: TPP hiện nay là một vấn đề quan trọng, nhận được sự quan tâm của rất nhiều giới, đặc biệt là giới quản lý chính sách và các doanh nghiệp. Trường Đại học Bình Dương là một trong những đơn vị rất nhạy bén khi tổ chức một hội thảo về TPP, thu hút rất nhiều nhà khoa học tham gia nghiên cứu và trình bày tham luận… Những vấn đề thảo luận trong hội thảo, nói lên sự quan trọng của hiệp định này đối với đất nước trong tương lai.

ThS. LÊ HOÀNG TRỌNG - Khoa QTKD, ĐH Bình Dương

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh