THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:56

Hội chứng “ném đá” trên mạng xã hội và những hậu quả đau lòng

 

Cái chết đau lòng của nữ sinh 15 tuổi

Vừa qua, cái chết tức tưởi của nữ sinh 15 tuổi N.T.A.T.  (SN 2000, ngụ xã X.Đ, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) bị bạn trai tung clip sex lên mạng xã hội cho đến nay vẫn là chủ đề được bàn luận nhiều ở nhiều bậc phụ huynh. Thủ phạm - nhân vật nam chính trong clip có thể sẽ phải đối mặt với án tù chung thân hoặc tử hình vì hành vi này của mình. Nhưng vẫn còn hàng nghìn kẻ đồng lõa trong cái chết thương tâm này khi đua nhau phát tán clip cũng như dành những lời thóa mạ cho T liệu có chịu sự giằng xé, day dứt của lương tâm khi đẩy T đến cái chết đau lòng.

Nữ sinh T đã tìm đến cái chết để trốn tránh những lời dè bỉu của dư luận

Để níu kéo người yêu  hung thủ Đình Lộc đã tung clip tình cảm giữa Lộc và nữ sinh T lên mạng xã hội. Chỉ 2 ngày sau khi clip được tung lên, đã có hơn 5.000 lượt share, like, download. Không dừng lại đó, cộng đồng mạng còn "chửi cho sướng mồm như: "Đồ trẻ trâu", "Đẹp mặt chưa bé gái!", "Hàng ngon thế?", "Bị tung clip là đáng, mới tí tuổi đã đua đòi...". Chửi trên facebook người khác không chán, hàng trăm hàng nghìn người đổ xô lùng sục facebook của hai nhân vật chính để... chửi tiếp. Khi đã tìm được facebook của cặp đôi  này, cộng đồng mạng lại tiếp tục “ném đá”, miệt thị cả hai. Họ gọi cô bé là gái bán dâm chuyên nghiệp, họ bình phẩm về thân thể của em, nhiều người còn kêu em: "Chết đi đồ hư hỏng". Xấu hổ, bế tắc, không chịu được áp lực dư luận từ mạng xã hội, ngày 16/7 nữ sinh T đành chọn đến cái chết trốn tránh sự dè bỉu của dư luận đang đặt nặng lên đôi vai em.

Đau xót hơn, T không phải là nạn nhân đầu tiên của cộng đồng mạng. Trước đây đã từng có rất nhiều người rơi vào trầm cảm, bế tắc, tuyệt vọng khi đột nhiên bị công kích bởi một nhóm người họ chưa từng quen biết trên mạng xã hội. Điển hình như câu chuyện của một nữ sinh lớp 12 ở Hà Nội đã uống thuốc diệt cỏ tự vẫn vì bị bạn học chế ảnh “nóng”, bêu xấu trên Facebook. Một nữ sinh Đà Nẵng tự tử ngay trước kì thi tốt nghiệp vì bị nhục mạ trên trang Facebook “Bộ mặt thật của các hot teen Đà Thành” bằng những lời lẽ tục tĩu, thông tin bịa đặt, xúc phạm nhưng may mắn được cứu sống.

Nạn nhân khổ sở vì những trò “ném đá” của cộng đồng

Vài ngày qua, hình ảnh bác sĩ H. ở bệnh viện Đa khoa huyện Lâm Thao (Phú Thọ) giẫm chân lên giường bệnh nhân đã nhận phải nhiều lời chỉ trích về 'đạo đức nghề nghiệp, hình ảnh của người làm ngành Y' mà chưa cần biết đầu đuôi câu chuyện diễn biến ra sao.

Hình ảnh gây xôn xao dư luận của bác sĩ H

Những lời bình phẩm ấy đã đưa sự việc lên mức nghiêm trọng hơn bản chất của nó. Vị bác sĩ ấy đã phải nhận mức kỷ luật nghiêm khắc: miễn nhiệm chức trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh, không được hưởng chế độ bổ sung thu nhập tăng thêm trong thời hạn 12 tháng, phải kiểm điểm sâu sắc trước toàn thể cán bộ bệnh viện. Mặc dù đã có nhiều ý kiến lên tiếng bênh vực bác sĩ H. cũng như cho rằng mức kỉ luật đó là quá nặng. Trong khi còn bao nhiêu bác sĩ đòi tiền ' bồi dưỡng', to tiếng với bệnh nhân ngoài kia, thì chỉ một hành động vô ý khiến mạng xã hội không 'vừa mắt', vị bác sĩ bao năm cống hiến cho bệnh viện phải trắng tay.

Mới đây nhất, cô hoa hậu 19 tuổi Cao Kỳ Duyên lại bị dính vào scandal 'trên trời rơi xuống' khi bức hình tư thế ngủ 'khó đỡ' trên máy bay bị rò rỉ trên mạng xã hội. Và ngay lập tức, hàng loạt những ý kiến chỉ trích về sự 'vô ý, vô tứ' của 'đại diện sắc đẹp Việt Nam'. Bức ảnh được truyền tay nhau với những lời chỉ trích không thương tiếc dành cho hoa hậu. Tuy nhiên, bên cạnh những lời lẽ khiếm nhã, thì cũng có nhiều người, trong đó có không ít người nổi tiếng đã bênh vực Kỳ Duyên. Cho rằng cô cũng chỉ là một cô gái bình thường, và trong lúc ngủ say không có ý thức, là đáng thương hơn đáng trách.

Lý giải nguyên nhân của vấn đề này, Chuyên gia, Thạc sĩ Tâm lý học Ngô Toàn cho rằng căn nguyên của việc cư dân mạng "ném đá tập thể" bắt đầu từ sự lây lan cảm xúc một cách vô thức và đi kèm đó là cảm giác tự do, không phải chịu trách nhiệm khi hậu quả xấu xảy ra. Những ví dụ ở trên chính là diễn biến tâm lý điển hình của hội chứng đám đông.

Cũng theo chuyên gia Ngô Toàn thì cái gì cũng có hai mặt của nó: "Giới trẻ hiện nay thích phá cách và có phần nổi loạn. Chỉ cần có điều kiện gì đó, hội chứng đám đông xấu sẽ bùng nổ và lây lan khiến giới trẻ đôi khi hành động trong vô thức. Và chính vì họ ở trong đám đông nên họ cảm thấy mình không phải chịu trách nhiệm về hành vi minh vừa gây ra. Rõ ràng, nếu "hội chứng đám đông" được truyền cảm hứng tốt đẹp thì sẽ có những hành động tốt. Điều quan trọng ở đây là nó được bắt đầu từ cách như thế nào”.

Vị chuyên gia này cũng chỉ ra rằng, rõ ràng, sự tiện ích của mạng xã hội là không ai có thể phủ nhận, nhưng chúng ta cũng cần phải rèn cho mình thói quen sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn. Vì cứ ai bị "ném đá" dữ dội, lại được dành cho sự quan tâm đặc biệt với tần số xuất hiện dày đặc. Dường như có một sư hiểu sai lệch trong phong trào "ném đá để xã hội tốt hơn". "Giới trẻ hãy biết trân trọng tính độc đáo và cá tính của mình. Đừng gồng mình chạy theo đám đông, cũng đừng đưa ra bất cứ nhận xét hay phát ngôn nào thiển cận. Ranh giới giữa cảm xúc, lý trí và tâm lý a dua, hùa theo đa số rất mong manh. Đừng vì tin vào ảo mộng của sự tương tác, giống nhau giữa cá thể - tập thể, sợ bị coi là kẻ lạc loài mà trở thành những cái máy vô hồn", Thạc sĩ Ngô Toàn khuyến cáo..

Châu Anh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh