THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:37

Tự tử vì mạng xã hội: Báo động sự vô cảm

 

Điều đau xót là trong vòng 2 năm trở lại đây, tại nước ta, ít nhất 3 vụ tự tử vì không chịu được áp lực từ mạng xã hội. Mới nhất là câu chuyện về một nữ sinh 15 tuổi đã tìm đến cái chết sau khi bạn trai tung clip sex lên mạng xã hội facebook. Phải chăng, sự vô cảm của cộng đồng mạng một lần nữa góp phần làm chết người?

Lên mạng rồi tự tử...

Năm 2013, dư luận chấn động về vụ một học sinh ở Thạch Thất (Hà Nội) quyết định tìm đến cái chết sau khi bị một bạn cùng lớp đã đùa nghịch bằng cách ghép hình cô vào một cô gái mặc áo rộng cổ. Điều đau xót là nữ sinh ấy đã quyên sinh ngay trước ngày thi PTTH.

Cũng năm 2013, một nữ sinh ở Đà Nẵng đã chọn cho mình cái chết bằng thuốc ngủ khi bị một trang facebook đăng bài xuyên tạc, xúc phạm danh dự. Rất may, em đã được gia đình cứu sống. Mới nhất là câu chuyện thương tâm của nữ sinh N.T.A.T,15 tuổi, học sinh lớp 9 ngụ tại Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) uống thuốc diệt cỏ tự tử. Lý do chính là việc T bị bạn trai tung clip sex lên mạng facebook ghi lại cảnh ái ân của họ.

Ít nhất 3 vụ việc, đều rơi vào những thiếu nữ tuổi từ 15 - 17 - độ tuổi rất nhạy cảm với những vấn đề của cuộc sống. Các em chưa đủ bản lĩnh, kiến thức để đối đầu với những sóng gió từ mạng xã hội.

Vậy lỗi tại ai? Liệu có phải là lỗi của Facebook, hay nói rộng hơn là “mạng xã hội”. Thực tế, Facebook không phải là kẻ giết người, mà thủ phạm là thói vô cảm của một số cộng đồng tham gia mạng xã hội.

Cả 3 câu chuyện về 3 nữ sinh đều có một điểm chung, đó là các em gặp rắc rối (hầu hết là bị động) nhưng thay vì tìm hiểu đúng bản chất sự việc thì “cộng đồng mạng” lại như con thú say mồi truy đuổi họ đến bước đường cùng.

Vụ nữ sinh ở Đà Nẵng là chịu áp lực bởi cả một fanpage với những lời thóa mạ. Vụ nữ sinh T ở Đồng Nai thì theo chiều hướng khác: Khi clip sex được tung lên mạng, người ta chỉ tò mò với những đường link câu khách, kiểu như “có clip sex của nữ sinh 15 tuổi”, thậm chí có những người xem clip xong là “auto” chửi, miệt thị cô gái bằng đầy đủ ngôn từ.

 

Những chia sẻ về clip sex có thể giết chết một cô gái... Ảnh chụp lại từ mạng xã hội FB

 

Điều đau xót là trong vòng 2 năm trở lại đây, tại nước ta, ít nhất 3 vụ tự tử vì không chịu được áp lực từ mạng xã hội. Mới nhất là câu chuyện về một nữ sinh 15 tuổi đã tìm đến cái chết sau khi bạn trai tung clip sex lên mạng xã hội facebook. Phải chăng, sự vô cảm của cộng đồng mạng một lần nữa góp phần làm chết người?

Mỗi nút "like" có thể cướp đi một mạng người...

Nhà xã hội học, tiến sĩ Trịnh Hòa Bình cho rằng: “Bình luận ác ý là đòn bồi dã man”. Tiến sĩ Bình nhấn mạnh: “Bản thân việc quyên sinh không có gì đảm bảo 100% do mạng xã hội. Lý do khiến một cá nhân tự tử, trong trường hợp này có thể do quá thất vọng về người tình, cảm giác bị lừa dối, nhục nhã đến cùng cực.

Ngoài ra, cô gái còn thiếu kỹ năng chia sẻ, tự co mình vào cái tôi nhỏ bé, yếu ớt. Trong khi đó, hiệu ứng của mạng xã hội lại có sức mạnh khủng khiếp. Người ta đăng một status cốt để thiên hạ nhấn “like” - thứ mang lại niềm kiêu hãnh ảo. Đám đông xem, bình luận, bâu vào chia sẻ, kiểu như: Cho chết, đáng đời, kẻ cắp gặp bà già,… Tất cả sự chia sẻ, những bình luận lạnh lung vô cảm ấy là đòn bồi đã man khiến một người thiếu kỹ năng chia sẻ có thể tìm đến cái chết.

Trong trường hợp này, nếu có một người cứng cáp, từng trải, ân cần đưa nạn nhân vào việc học tập, công việc,… thì họ có thể dần quên nỗi đau. Càng tự nhấm nháp nỗi đau, sự đau đớn càng tăng theo cấp số nhân. Facebook có sức cộng hưởng khen - chê rất lớn, trong khi mặt trái lên ngôi cùng những đòn bồi thay vì lời khích lệ chân thành”.

Bản chất của hiện tượng "tự tử vì mạng xã hội" nói trên vẫn là sự vô cảm. Vô cảm từ những hành xử trong xã hội. Nhà văn Elie Wiesel - người đoạt giải Nobel hòa bình - nói: “Đối nghịch với tình yêu không phải thù ghét mà là thờ ơ. Đối nghịch với cái đẹp không phải là cái xấu mà là thờ ơ. Đối nghịch với niềm tin không phải là tà kiến mà là thờ ơ. Và đối nghịch với sống không phải là chết mà là thờ ơ”.

Sẽ còn bao nhiêu vụ việc khác, khi con người với những nút "like" vô cảm, thờ ơ có thể lấy đi những mạng người?

 Trong khi đó, cô gái ấy chỉ là nạn nhân. Không ai quan tâm tới việc một cô gái non nớt 15 tuổi phải đối mặt ra sao với dư luận, chịu áp lực thế nào. Cộng đồng mạng vô tư chia sẻ hình ảnh, clip. Thậm chí thói vô cảm còn thể hiện ở việc quá nhiều người đã dùng câu chuyện và cái chết của nữ sinh 15 tuổi để “câu like”, thỏa mãn như cầu cá nhân.

Theo Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh