THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 10:38

Người đam mê sưu tập những tiếng đàn dân tộc

 

Giữa nơi phố cổ, người ta bắt gặp thánh thót tiếng đàn bầu, một nhạc cụ truyền thống Việt Nam, phát ra từ một Bảo tàng Văn hóa Hội An. Chị Đinh Thị Nhật Hạnh đã quyết định đem bộ sưu tập và mở rộng các nhạc cụ dân tộc đến trưng bày và quảng bá sản phẩm truyền thống này. Đam mê âm nhạc từ nhỏ, chị Hạnh thi vào một trường sư phạm nhạc tại Hà Nội và thực hiện ước mơ làm giáo viên dạy nhạc. Nhưng niềm đam mê nhạc cụ dân tộc vẫn thôi thúc chị, chồng chị vốn là một nghệ sĩ biểu diễn đàn nhị, ngoài ra anh cũng yêu mến đàn bầu và sáo.  Chị cho biết: “Anh xuất thân từ Huế, một trong những trung tâm của nền âm nhạc truyền thống, họ hàng anh đều có nhiều người theo âm nhạc. Mỗi lần chúng tôi đi du lịch, tham quan nhiều nơi đều cố gắng mua lại một nhạc cụ đặc trưng vùng miền và sưu tầm trên 20 loại khác nhau”.

Chị Hạnh bên những cây đàn.                   Ảnh:H.T

Hội An, nơi có một nền văn hóa giao thoa, một vùng đất “cập bến” của rất nhiều du khách, thậm chí, họ chọn Hội An để sinh sống và làm việc, bởi nét cổ kính pha lẫn vẻ đẹp thiên nhiên. Tuy nhiên, tại đất phố Hội dường như vẫn thiếu một nơi mà tại đó, người ta có thể tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp nhạc cụ dân tộc. Tiếng đàn tỳ bà xuất xứ từ Trung Quốc khi qua đến Việt Nam, nó đã hóa thân thành một nhạc cụ đặc trưng dân tộc. Rất nhiều những loại nhạc cụ được cách tân để du khách có thể xách mang đi.

Chị Hạnh cho biết, những chiếc đàn môi, sáo mèo, chim gỗ từ những vùng núi xa xôi cũng góp mặt. “Một số nhạc cụ được làm thủ công, chồng tôi sử dụng gỗ lâu năm và da trăn để làm đàn nhị,  việc bọc da cho đàn phải được thực hiện khi thời tiết đẹp. Nếu là ngày xưa, người ta còn coi ngày tháng để bọc da. Chúng tôi cũng thiết kế thêm hình ảnh chùa cầu, nét đặc trưng của Hội An vào cây đàn. Trung bình mỗi chiếc làm khoảng 2 tuần”. Mỗi vùng miền, những cây đàn lại có cách gọi khác nhau, như đàn nhị, người Mường gọi là cò ke, người miền Nam gọi đàn cò.Mỗi nơi lại đàn nhị lại có cách làm, kích thước khác nhau. Một loại nhạc cụ xưa của Hội An như đàn gáo được làm bằng chiếc gáo dừa…

Chị Hạnh đặc biệt yêu thích những cây đàn, mỗi loại mang một câu chuyện, như người ta kể truyền thuyết, đàn bầu là mối duyên người vợ có chồng ra trận. Chàng Trương Viên khi trở về nhờ tiếng đàn bầu mà nhận ra người vợ đã mất đi đôi mắt. Trong nhiều chuyến tham quan tại Hà Nội, chị còn cố gắng thu thập thêm những loại đàn phía bắc như đàn bầu, đàn nhị, đàn tranh… Những loại đàn này luôn gắn với các loại hình nghệ thuật như múa rối nước, chèo, quan họ,…Khi hát văn, người ta dùng cả bộ đàn gồm đàn nguyệt, phách, thanh la, trống chầu.

Sưu tập nhiều loại đàn khác nhau.                 Ảnh:H.T

Không chỉ là sưu tập, chị Hạnh mong muốn mang đến nhạc cụ dân tộc đến cho những người đam mê. Chị nói: “Hiện tại, tôi đang mở lớp nhạc cụ dân tộc. Tôi nghĩ rằng nếu các bạn có đam mê mà không đủ điều kiện theo đuổi, tôi có thể giúp đỡ để phát huy khả năng sử dụng thành thạo nhạc cụ”.

Một loại nhạc cụ muốn học thành thạo và chuyên nghiệp ít nhất phải mất 9 năm, thậm chí là hơn thế, nhưng với chị Hạnh, chị hy vọng người đam mê trước hết có cơ hội tiếp xúc. Trước kia, chị cũng là giáo viên dạy hát cổ truyền cho những đứa trẻ tại Hội An, mãi cho đến khi trưng bày nhạc cụ truyền thống, chị mới thực hiện những dự định đã ấp ủ.

HUYỀN TRANG/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh