THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:08

Khi họa sĩ… tự họa

 

Theo BTC, cuộc thi Chân dung tự hoạ lần thứ 4 – The Dogma Prize luôn là những câu chuyện mở khắc hoạ chân dung của chính tác giả nhưng ẩn chứa trong đó là câu chuyện mở không bao giờ cũ về thân phận của người nghệ sỹ. BTC không giới hạn sự sáng tạo theo tiêu chí hay khuôn khổ nào, không chỉ trên chất liệu truyền thống như giấy, lụa, tranh sơn dầu mà khuyến khích sự sáng tạo trên cả những chất liệu mới, lạ, sử dụng công nghệ hiện đại, phương tiện truyền thông, hình 2D, tranh tượng, phim hình, điêu khắc, nhiếp ảnh...  

Đồng thời cũng khuyến khích các tác giả khám phá, thử nghiệm các cách tiếp cận chủ đề khác. Điều này cũng hướng tới việc các họa sĩ thỏa sức thử nghiệm ranh giới của tranh tự họa cũng như cách tiếp cận trực diện mà giới hội họa đã sử dụng một cách rất hiệu quả để thực hiện một cách trọn vẹn nhất có thể bức chân dung của mình.

Mỗi tác giả chỉ được nộp một tác phẩm, được sáng tác trong vòng 6 tháng trở lại đây. Tác phẩm tham dự sẽ được nhận qua website: Dogmaprize.vn đến hết ngày 1/7. Cũng ngay sau đó, các tác phẩm được chọn vào vòng chung kết sẽ được công bố trên website: Dogmaprize.vn vào ngày 8/7 tới.

 

Bức tự họa đạt giải đặc biệt "The Dogma Prize 2013" của họa sỹ Trần Thế Vinh

 

Bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giám đốc Mekong Artists, đại diện BTC cuộc thi cho biết, người chiến thắng của cuộc thi Chân dung tự họa sẽ nhận 120 triệu đồng, ngoài ra, BTC cũng sẽ có 3 giải khuyến khích trị giá 25 triệu đồng mỗi giải. “Cuộc thi Chân dung tự họa – The Dogma Prize lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2011 với mục đích cho các họa sĩ trẻ khám phá các khả năng vô hạn và thử thách, sáng tạo do tranh tự họa tạo ra, và để động viên các tài năng trẻ đang nổi cùng với các thành viên của cộng động hoa sĩ Việt Nam. Từ cuộc thi lần 1 đến nay, những người chiến thắng trong cuộc thi đều đã khẳng định được tên tuổi của mình trong giới mỹ thuật trong và ngoài nước. Chúng tôi luôn mong rằng, giải thưởng này sẽ mở ra tương lai cho những nhân tài của Việt Nam”.

Là một trong những giám khảo của cuộc thi năm nay, họa sĩ Lương Xuân Đoàn cho rằng, thưc tế không phải họa sĩ nào cũng muốn tự họa chính mình, bởi họ luôn có cảm giác công chúng sẽ “đọc” được hết tâm can, số phận và trăn trở của họ. Thế nhưng mảng vẽ chân dung cũng là mảng đề tài hấp dẫn với bất kì họa sỹ nào, bởi qua đó, chính người họa sĩ được thấy gương mặt của nhiều người. Cái nhìn ở đây không đơn thuần là nhìn cơ học, mà qua đó, họ còn nhìn thấy được câu chuyện về thân phận, về nỗi niềm, về sự ám ảnh của từng bức chân dung.

Trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, nhiều họa sỹ đã rất thành công với tranh tự họa. Điển hình như danh họa Bùi Xuân Phái, tranh tự họa của ông mang một nỗi buồn đặc trưng. Nhìn vào đó, người ta thấy rất rõ những nỗi niềm dằn vặt, những tâm sự u uẩn của người vẽ...

“Câu chuyện của hội họa luôn là sự ước ao những cái khác. Đó không phải là những cái mới, những tìm tòi mang tính phát hiện mà là sự khác biệt về lối nghĩ, cách bộc lộ tâm sự khác… Từ đó, nó đưa tới những loại hình mới, trong đó có tranh chân dung. Và việc chấm giải này hàng năm đã có truyền thống khách quan, công tâm. Đây cũng là một quá trình công phu, là cuộc “cân não” của giám khảo để tìm ra tác phẩm xuất sắc nhất, bởi lẽ  các họa sĩ trong nước ngày càng đầu tư cho chất lượng tác phẩm cao hơn…” – Họa sĩ Lương Xuân Đoàn nhấn mạnh.

 

Không phải họa sĩ nào cũng thích tự họa chính mình

 

Ngoài họa sĩ Lương Xuân Đoàn, ban giám khảo năm nay còn có sự xuất hiện của ông Richard San Marzano (Ban giám khảo chính và là người quản lý Bộ Sưu tập Dogma) và bà Phạm Quỳnh (người quản lý Gallery Quỳnh - TP Hồ Chí Minh). Có thể nói, mảng tranh tự họa cũng là niềm đam mê kì lạ của một họa sỹ kiêm nhà sưu tập tranh người Ý này, ông cũng là người phối hợp với Mekong Artists tổ chức cuộc thi "Chân dung tự họa-The Dogma Prize" tại Việt Nam. 

Đăng Khoa

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh