THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 11:29

Họa Sắc Việt – Những điều xưa cũ mới mẻ

Chiếc đầu sư tử truyền thống của Việt Nam có một chi tiết rất sáng tạo trong so sánh với các nước khu vực đồng văn: đó là hình tượng cá chép xuất hiện trên lông mày sư tử. Về mặt tín ngưỡng Việt Nam, cá chép gắn với sự mạnh mẽ, trí tuệ.

Truyền thuyết “Cá chép vượt Vũ Môn hóa Rồng” cũng thể hiện lòng mong mỏi thi cử đỗ đạt, mang bảng vàng về cho gia tộc.

Chính vì lẽ đó, hình ảnh Cá chép xuất hiện trên đôi lông mày của sư tử đã được người xưa gửi gắm những lời chúc tụng con cái ăn học thành tài, thỏa chí đỗ đạt khoa bảng. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của chiếc đầu sư tử theo lề lối miền Bắc, một sáng tạo dí dỏm và tinh tế của cha ông ta..v.v...

Tuy nhiên những sáng tạo thuần Việt này lại đang trở nên xa lạ với chính người Việt hiện đại.

Trong hành trình tìm kiếm chất liệu cho những thiết kế ứng dụng mang đậm bản sắc Việt, chúng ta chưa bao giờ hết ngạc nhiên và hết thán phục trước nền tảng văn hóa đồ sộ cha ông ta để lại.

Tọa đàm “Những điều xưa cũ mới mẻ 2: Mùa lễ hội” sẽ diễn ra ngày 9/01 tới tại Trung tâm văn hóa Pháp tại Việt Nam 24 Tràng Tiền, Hà Nội sẽ là dịp chia sẻ với bạn những giá trị xưa trong đời sống đương đại.

Nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế – Chủ biên cuốn sách Nghê – gã linh vật bên rìa: chia sẻ từ góc độ nhà nghiên cứu nghệ thuật, về điệu múa sư tử trong lịch sử Việt Nam và các nước Châu Á.

Dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa Vương Quang Nhật: chia sẻ từ góc độ văn hóa, phong tục xưa trong Tết nguyên đán, hình ảnh con Trâu, Sư tử, Cá Chép trong văn hóa dân gian.

Chị Trịnh Thu Trang – tác giả sách Họa sắc Việt từ tranh Hàng Trống, Giám đốc Sáng Tạo S-River Agency: chia sẻ từ góc độ của đơn vị thiết kế, thực hiện dự án Họa Sắc Việt nhằm kết nối giữa những giá trị văn hóa và sản phẩm ứng dụng hiện đại, mong muốn kết nối nguồn lực cộng đồng cùng lan tỏa văn hóa Việt.

Mỗi dịp Tết nguyên đán, chúng ta đã quá quen thuộc với những chiếc đầu lân sặc sỡ, những điệu múa lân đặc trưng của người Hoa,…

Chúng ta dần chấp nhận và coi đó như một lẽ dĩ nhiên trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Trong khi đó, những sản phẩm xuất hiện từ đầu thế kỉ 20 như những chiếc đầu sư tử đặc trưng của người Việt kết hợp với hình tượng cá chép, được làm bởi kĩ thuật điêu luyện, tinh tế cùng những câu chuyện mang ý nghĩa đặc sắc riêng, đậm chất Việt lại rất ít người trong chúng ta biết tới. Tọa đàm sẽ đem đến nhiều giá trị văn hóa xưa đầy thú vị trong đời sống hôm nay.

Nguyễn Thanh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh