THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 01:57

Hà Nội xử lý hình sự 60 vụ án liên quan đến hoạt động mại dâm

Tiềm ẩn nguy cơ trong cơ sở kinh doanh dịch như tẩm quất

Theo sở LĐ-TB&XH TP. Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng TP. Hà Nội đã tổ chức 5 buổi khảo sát độc lập và 1 buổi khảo sát liên ngành, đánh giá tình hình tại các điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm trên địa bàn. Qua khảo sát cho thấy, tệ nạn mại dâm cơ bản đã được kiểm soát, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tại địa bàn công cộng, một số tuyến đường khu vực thuộc quận Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, thời điểm khảo sát không phát hiện có gái bán dâm hoạt động công khai mời chào khách qua đường. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng nhỏ lẻ đối tượng nghi hoạt động mại dâm đứng chờ khách ven đường tại một số điểm trên địa bàn các quận: Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm. Trong các cơ sở kinh doanh dịch như vụ tẩm quất (đèn mờ) ở một số điểm trên địa bàn quận, huyện: Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Trì, Hoài Đức... vẫn còn tiềm ấn phức tạp.

4 đối tượng có hành vi môi giới mại dâm bị Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) khởi tố, bắt giam.

4 đối tượng có hành vi môi giới mại dâm bị Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) khởi tố, bắt giam.

Công an các cấp đã phát hiện, đấu tranh, triệt phá 60/120 vụ án liên quan đến hoạt động mại dâm, đạt 50% kế hoạch năm; bắt giữ 239 đối tượng, trong đó xử lý hình sự 60 vụ với 65 đối tượng. Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 100 vụ, 131 đối tượng, đã giải quyết 81 vụ, 106 bị cáo. 

Đội Kiểm tra liên ngành của các quận, huyện, thị xã đã kiểm tra được 666 buổi tại 1.306/2.951 cơ sở có nguy cơ cao, đạt 44,26% chỉ tiêu kế hoạch giao, trong đó: 58 cơ sở vi phạm, xử phạt cảnh cáo 51 cơ sở; đình chỉ kinh doanh 2 cơ sở, xử phạt 5 cơ sở với số tiền 120 triệu đồng, giảm 453 cơ sở so với cùng kỳ năm 2022. 

Về hoạt động can thiệp hỗ trợ giảm hại trong công tác phòng chống mại dâm, bao gồm các hoạt động nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm và cung cấp dịch vụ xã hội cho người bán dâm tiếp tục được duy trì triển khai trên địa bàn 5 quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông, Hai Bà Trưng. Thông qua hoạt động nhóm đồng đẳng, 6 tháng đầu năm 2023 đã tiếp cận được 385 khách hàng là người bán dâm trên địa bàn Thành phố, đạt 77% kế hoạch Thành phố giao; chuyển gửi xét nghiệm HIV cho 223 người, dự phòng phơi nhiễm HIV cho 4 người, khám STI cho 2 người, xét nghiệm viêm gan B, C, lao cho 15 người, phát 38.900 bao cao su cho người bán dâm. 

Còn thiếu kinh phí, cơ chế trong công tác phòng, chống mại dâm

Theo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, hiện nay chưa có chính sách hỗ trợ học nghề, khám chữa bệnh, điều trị các bệnh lây qua đường tình dục đôi với người bán dâm. Công tác phối hợp giữa các địa bàn giáp ranh các quận, huyện, thị xã còn hạn chế, dẫn đến việc kiểm tra xử lý tại địa bàn này thì đối tượng lại di chuyển sang địa bàn lân cận để hoạt động. Lực lượng cán bộ tại địa phương còn mỏng, chưa duy trì cắm chốt trong thời gian đài liên tục; chưa có quy định cụ thể về định mức chi cho công tác phòng, chống mại dâm nên các địa phương không căn cứ để bố trí kinh phí hỗ trợ lực lượng này.

Nạn nhân bị mua bán trở về có tâm lý mặc cảm, e ngại, không khai báo và ngại tiếp xúc với mọi người, đặc biệt là các cơ quan chức năng, vì vậy gây khó khăn cho công tác xác minh, thu thập chứng cứ và công tác hỗ trợ cho nạn nhân. Một số nạn nhân được các tổ chức xã hội giải cứu và bàn giao trực tiếp cho gia đình, vì vậy mà các cơ quan, ban ngành rất khó nắm bắt và thu thập thông tin một cách đầy đủ và chính xác cũng như hỗ trợ kịp thời cho nạn nhân theo quy định. 

Mức trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân còn thấp, trong khi đó phần lớn nạn nhân là người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm giúp nạn nhân hòa nhập cộng đồng chưa thật sự bên vững, mức thu nhập chưa đảm bảo để nạn nhân ổn định cuộc sống. 

CHU LƯƠNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh