THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 08:14

Hà Nội: Hỗ trợ truyền nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ cho hơn 1.600 lao động nông thôn

Theo kế hoạch, thành phố sẽ triển khai thực hiện các hoạt động thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phấn đấu, năm 2020, hỗ trợ truyền nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ cho 1.650 lao động nông thôn; hỗ trợ 400 lượt cơ sở tham gia hội chợ trong nước, nước ngoài; hỗ trợ 15 cơ sở đầu tư thiết bị mới tiên tiến hiện đại vào sản xuất; hỗ trợ về tư vấn thiết kế mẫu, cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tạo ra trên 350 mẫu sản phẩm mới; hỗ trợ tập huấn kỹ năng quản trị doanh nghiệp cho 1.750 lượt cán bộ quản lý doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cho trên 10.000 lao động khu vực nông thôn.

Hà Nội: Hỗ trợ truyền nghề thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ cho hơn 1.600 lao động nông thôn - Ảnh 1.

Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, UBND thành phố giao Sở Công thương chủ trì, tổ chức, hướng dẫn, triển khai thực hiện kế hoạch theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, không trùng lặp, đúng mục tiêu, kết quả đề ra. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức khảo sát, thẩm tra lựa chọn những đề án của đơn vị, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có đủ năng lực triển khai thực hiện hỗ trợ năm 2020. Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hoạt động khuyến công trên địa bàn thành phố đảm bảo thiết thực, hiệu quả, không chồng chéo, đúng các quy định pháp luật và thành phố.

Sở Công Thương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết các đoàn tham gia hội chợ quốc tế ở nước ngoài, tổ chức Hội chợ quốc tế Quà tặng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2020. Tổ chức Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2020. Tổ chức hội chợ hàng hóa, sản phẩm nông thôn chất lượng cao năm 2020. Hỗ trợ ứng dụng thiết bị tiên tiến hiện đại vào sản xuất đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả... 

Bên cạnh đó, Sở chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng với nguồn kinh phí khuyến công thành phố đầu tư, hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn thành phố.

Các sở, ngành liên quan phối hợp với Sở Công Thương thực hiện kế hoạch khuyến công thành phố năm 2020. Rà soát và lồng ghép (nếu có) các chương trình, kế hoạch do đơn vị mình tổ chức thực hiện với kế hoạch khuyến công thành phố năm 2020 đảm bảo không trùng lặp, nâng cao hiệu quả công tác khuyến công trên địa bàn thành phố. UBND các huyện, thị xã xem xét cân đối một phần ngân sách hỗ trợ thêm các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất trên địa bàn, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các hội, hiệp hội ngành nghề trên địa bàn thành phố đề xuất các đề án khuyến công và đơn vị thụ hưởng, phối hợp Sở Công Thương khảo sát, thẩm tra, lựa chọn các đơn vị được hỗ trợ kinh phí khuyến công năm 2020. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu các đề án khuyến công được hỗ trợ kinh phí đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục tiêu và đạt hiệu quả.

Theo thống kê của các sở ngành, năm 2019, đã có 38 lớp truyền nghề, cấy nghề thủ công mỹ nghệ được tổ chức. Theo đó, 1.330 lao động nông thôn đã được đào tạo nghề. Thời gian truyền nghề, cấy nghề là 3 tháng, gắn lý thuyết với thực hành. Giáo viên là các nghệ nhân, thợ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Kết thúc truyền nghề, cấy nghề, có 1.064 lao động (tương đương 80% tổng số lao động được truyền nghề) được các cơ sở sản xuất bố trí việc làm với thu nhập ổn định.

T.Q

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh