Sân UBND phường La Khê biến thành bãi trông giữ xe
- Pháp luật
- 16:20 - 13/10/2016
Gần đây, Báo điện tử Dân Sinh nhận được thông tin bạn đọc phản ánh tình trạng khuôn viên mặt sân trụ sở UBND phường La Khê (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) đang dần biến thành bãi trông giữ trái phép.
Xe gửi khu vực sân trước UBND phường
Để xác minh thông tin, phóng viên đã đến trụ sở UBND phường La Khê tìm hiểu thực tế và đã thấy những gì bạn đọc phản ánh là có cơ sở.
Sân sau trụ sở UBND phường là một bãi trông giữ xe tải và ô tô khách
Lân la trò chuyện với một nhân viên UBND phường La Khê được biết, khuôn viên sân ủy ban phường này hiện có khoảng 30 chiếc xe ôtô các loại (xe ôtô 4 chỗ, xe tải, taxi…) thường xuyên đến đỗ qua đêm. Về giá vé thì gửi theo tháng, mỗi tháng mỗi xe khoảng 300.000 – 500.000 đồng/xe tùy vào loại xe.
Nhiều xe taxi cũng vào sân UBND phường La Khê "ngủ" qua đêm
Với số lượng khoảng 30 chiếc xe gửi ổn định trong sân UBND phường La Khê hằng đêm, với giá gửi mỗi tháng là 300.000 – 500.000 đồng/xe, thì chỉ cần nhẩm tính, UBND phường này cũng đã “bỏ túi” cả chục triệu đồng mỗi tháng.
Không chỉ ban đêm mà ngay cả ban ngày các xe vẫn được trông giữ tại sân UBND phường
Số tiền thu được từ việc trông giữ xe tại sân UBND phường La Khê đã vào túi ai?. Số tiền này được sử dụng như thế nào?. Và ai đã là người cho những chiếc xe kia vào “ngủ” tại sân UBND phường?
Báo điện tử Dân Sinh sẽ tếp tục thông tin./
Điều 9. Yêu cầu về sử dụng công sở 1. Yêu cầu chung về sử dụng công sở a) Việc sử dụng công sở phải đúng công năng thiết kế, đúng mục đích; không được chiếm dụng hoặc sử dụng công sở vào các mục đích sản xuất kinh doanh, cho thuê, cho mượn, làm nhà ở...; b) Việc sử dụng diện tích và trang thiết bị làm việc phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, định mức của từng chức danh, nghiệp vụ chuyên môn theo ngành, lĩnh vực công tác theo quy định; c) Bên ngoài cổng chính của công sở phải gắn biển tên và địa chỉ của cơ quan; d) Quy chế nội bộ của cơ quan phải được niêm yết công khai tại cổng chính của cơ quan hoặc bộ phận thường trực cơ quan để cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan và khách đến liên hệ công tác biết và chấp hành; đ) Công sở các cơ quan hành chính nhà nước phải có sơ đồ thể hiện rõ các khối nhà, các phòng làm việc, bộ phận công cộng, kỹ thuật, phục vụ và được đặt ở vị trí thuận lợi phục vụ cho công tác điều hành và phục vụ khách đến liên hệ công tác; e) Công sở các cơ quan hành chính nhà nước phải có bộ phận thường trực cơ quan làm việc 24/24 giờ để bảo vệ, giữ gìn trật tự an ninh của cơ quan; g) Công sở các cơ quan hành chính nhà nước phải có trang thiết bị phòng chống cháy, nổ và phải được kiểm tra định kỳ đảm bảo yêu cầu xử lý khi có sự cố xảy ra; h) Công tác vệ sinh công sở phải được thực hiện thường xuyên bảo đảm sạch sẽ, vệ sinh môi trường làm việc. 2. Yêu cầu về sử dụng phòng làm việc trong công sở a) Bên ngoài các phòng làm việc phải có biển ghi tên đơn vị, chức danh cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong phòng; b) Các trang thiết bị trong phòng làm việc phải được bố trí gọn gàng và thuận lợi cho các thành viên trong phòng làm việc; c) Không được sử dụng các thiết bị đun, nấu của cá nhân trong phòng làm việc; d) Không được để các vật liệu nổ, chất dễ cháy trong phòng làm việc; đ) Hết giờ làm việc, các thiết bị điện phải được tắt, cửa phải được khoá; e) Khi nghỉ làm việc từ 3 ngày trở lên, phòng làm việc phải được niêm phong. 3. Yêu cầu về sử dụng các bộ phận công cộng, kỹ thuật và phục vụ trong công sở a) Các bộ phận công cộng, kỹ thuật và phục vụ phải có biển ghi tên các bộ phận đó để tiện lợi cho việc quản lý sử dụng; b) Các bộ phận kỹ thuật phải có biển hướng dẫn sử dụng; đối với các bộ phận kỹ thuật có sự nguy hiểm như thiết bị điện, cứu hoả... thì phải có cảnh báo sự nguy hiểm và ngăn ngừa những người không có trách nhiệm sử dụng; c) Phòng tiếp dân và phòng tiếp khách phải được bố trí ở vị trí thuận lợi cho việc tiếp đón và quản lý về trật tự, trị an. Phòng tiếp dân, tiếp khách phải có đủ diện tích và bàn ghế để phục vụ khách trong thời gian chờ đợi cũng như khi cán bộ, công chức gặp gỡ, làm việc; Khách đến liên hệ công tác phải đăng ký với bộ phận thường trực cơ quan để được hướng dẫn vào công sở và phải chấp hành sự chỉ dẫn của thường trực cơ quan; d) Căn cứ vào nhu cầu công tác của cơ quan để bố trí các phòng họp cho phù hợp. Phòng họp cần được bố trí đầy đủ các trang thiết bị như bàn ghế, âm thanh, ánh sáng và các trang thiết bị khác để đáp ứng yêu cầu công tác của cơ quan. Quy chế Quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước (Ban hành kèm theo Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg ngày 25/09/2006 của Thủ tướng Chính phủ) |