THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:00

Giáo dục viên đồng đẳng và niềm vui từ hai phía

Do vậy, dự án “Trao quyền và nâng cao vị thế kinh tế xã hội cho nữ công nhân nhập cư thông qua gia tăng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CS SKSS) chất lượng và phù hợp đặc điểm Giới’ do Marie Stopes Interational tại Việt Nam (MSIVN) triển khai với sự tài trợ của Liên minh Châu Âu đã thành lập và đào tạo đội ngũ 279 công nhân trở thành Giáo dục viên đồng đẳng (GDVĐĐ) cho 9 nhà máy tại Bình Dương và Đồng Nai.

Những công nhân nhiệt tâm với việc nâng cao sức khỏe cho người lao động, (NLĐ), kỹ năng nói trước công chúng tốt được các chuyên gia của Maries Stopes International tại Việt Nam tập huấn kiến thức về SKSS, kỹ năng giao tiếp, truyền thông, Luật bình đẳng giới và Luật Lao động liên quan tới quyền phụ nữ

Tại Đại hội GDVĐĐ, những thông tin, kinh nghiệm thiết thực giữa các nhà máy được chia sẻ thông qua các hoạt động thi truyền thông, giao lưu trò chơi… 

Nhà máy Shyang Hung Cheng tại Bình Dương có tới 7000 lao động nữ, 1000 lao động nam. Các buổi truyền thông với nhiều hình thức như truyền thông nhóm lớn, truyền thông nhóm nhỏ và tâm sự 1-1 được tranh thủ tổ chức vào trước giờ làm việc buổi sáng hoặc giờ ăn trưa. GDVĐĐ chia sẻ những vấn đề công nhân quan tâm nhất như các bệnh lây truyền qua đường tình dục, SKSS và các biện pháp tránh thai. 

Những kiến thức được trang bị, cùng tài liệu truyền thông, tờ rơi, dụng cụ trực quan sinh động giúp các GDVĐĐ tuyên truyền cho các công nhân một cách đơn giản và dễ hiểu. Những câu hỏi khó, có tính chuyên môn sẽ được các GDVĐĐ gửi đến các chuyên gia MSIVN để giải đáp lại cho công nhân cụ thể và chính xác, hoặc giới thiệu công nhân tới các phòng khám uy tín trong mạng lưới Marie Stopes Việt Nam hoặc BlueStar.

Với Ngày hội sức khỏe trong các đợt khám lưu động tại nhà máy, GDVĐĐ tổ chức các hoạt động truyền thông, đố vui về SKSS, Luật Lao động…và được đông đảo công nhân quan tâm và hưởng ứng.

 

Đối với nhiều công nhân, chị Nguyễn Thị Giòn, cán bộ sản xuất, bộ sản xuất 2, Nhà máy Shyang Hung Cheng trở thành người chị thân thiết, tin cậy mỗi khi có những băn khoăn về vấn đề SKSS, KHHGĐ…Chị tâm sự: “Từ ngày được dự án của Marie Stopes International tại Việt Nam trang bị các kiến thức, chúng tôi cảm thấy rất tự tin khi tư vấn cho các công nhân về các vấn đề SKSS. Mỗi lần các bạn công nhân nhận được giải đáp, họ rất vui, dù phải nhịn cơm trưa hay các bạn đến nhà để xin tư vấn kể cả vào ngày nghỉ, tôi cũng cảm thấy rất hạnh phúc.”

Là 1 trong 5 GDVĐĐ nam tại Nhà máy Shyang Hung Cheng, anh Trần Tuấn Bảo cho biết thời gian đầu anh thường nhận được những câu hỏi từ bạn bè, thậm chí cả người  bạn đời: “Sao đàn ông lại làm những công việc này?”. Anh còn nhớ lần đầu khi thao tác trên mô hình hướng dẫn cách sử dụng bao cao su đúng cách, anh cảm thấy hết sức bối rối và đỏ hết mặt trước hàng trăm công nhân phía dưới. 

“Việc cung cấp thông tin về kiến thức về SKSS để các bạn phòng tránh bệnh, nhận được sự tư vấn, chăm sóc y tế kịp thời là việc hết sức ý nghĩa với công nhân.Do đó, tôi chỉ tâm huyết làm sao chia sẻ được thông tin cho càng nhiều người càng tốt.Dần dần, mọi người cũng hiểu được ý nghĩa công việc của GDVĐĐ và tôi không còn băn khoăn gì nữa”, anh Bảo tâm sự. Nhiều khi, anh tranh thủ cả những lúc trên đường đi làm, giờ ăn trưa để tư vấn cho các bạn công nhân.

 Hạnh phúc lớn nhất của các GDVDĐ như anh Bảo, chị Giòn là tinh thần trách nhiệm và sự chuyên tâm của họ được công nhân đánh giá cao. Chị Giòn cho biết: “Chúng tôi đã đề đạt với ban quản lý nhà máy, mong muốn những hoạt động truyền thông, tư vấn cho công nhân sẽ tiếp tục được duy trì bền vững nhằm mang lại những lợi ích thiết thực cho công nhân cũng như nhà máy”.

 

Dự án “Trao quyền và Nâng cao vị thế kinh tế xã hội cho nữ công nhân nhập cư thông qua gia tăng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản chất lượng và phù hợp đặc điểm Giới’ do Marie Stopes International tại Việt Nam thực hiện với sự tài trợ của Liên Minh châu Âu. 

Thực hiện tại 9 nhà máy tại Bình Dương và Đồng Nai với hơn 100.000 lao động nữ. 

Trong 3 năm (2013-2015), hơn 500.000 lượt công nhân được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ Dự án; Đào tạo 279 Giáo dục viên đồng đẳng và 120 cán bộ y tế về SKSS; Hỗ trợ trực tiếp chi phí khám SKSS tại các cơ sở y tế trong hệ thống chuyển gửi của dự án qua chương trình thẻ dịch vụ tin nhắn cho hơn 5.000 công nhân;Tỉ lệ nữ công nhân nhập cư phải tự trả chi phí khám SKSS giảm xuống còn 26%

TRẦN HUYỀN/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh