THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:43

Giảng viên cơ hữu trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh được quy định thế nào?

Giảng viên cơ hữu trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh được quy định thế nào? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cụ thể, giảng viên cơ hữu trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh được quy định như sau:

Giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục công lập là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức;

Giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục tư thục là người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật lao động, không là công chức hoặc viên chức nhà nước, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; do cơ sở giáo dục trả lương và chi trả các khoản khác thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.

Giảng viên thỉnh giảng trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh phải có trình độ từ thạc sĩ hoặc tương đương trở lên trừ các ngành đào tạo ưu tiên, có ký hợp đồng thỉnh giảng theo quy định về chế độ giảng viên thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục và các quy định hiện hành liên quan khác, được cơ sở giáo dục trả lương, thù lao theo hợp đồng thỉnh giảng.

Giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng quy đổi trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh là giảng viên có chức danh hoặc trình độ khác nhau của cơ sở giáo dục được quy đổi theo hệ số như sau:

Chức danh/ Trình độ

Hệ số giảng viên cơ hữu

Hệ số giảng viên thỉnh giảng

Cơ sở giáo dục đại học

Trường cao đẳng đào tạo giáo viên mầm non

Các ngành trừ các ngành đào tạo ưu tiên

Các ngành đào tạo ưu tiên lĩnh vực Du lịch/ Công nghệ ưu tiên

- Giảng viên có trình độ đại học

0,3

1,0

0,0

0,2

- Giảng viên có trình độ thạc sĩ

1,0

1,5

0,2

0,5

- Giảng viên có trình độ tiến sĩ

2,0

2,0

0,4

1,0

- Giảng viên có chức danh phó giáo sư

3,0

3,0

0,6

1,5

- Giảng viên có chức danh giáo sư

5,0

5,0

1,0

2,5

Đối với khối ngành nghệ thuật, giảng viên là nghệ sĩ nhân dân có bằng đại học cùng ngành với ngành tham gia đào tạo được tính chỉ tiêu như giảng viên có trình độ tiến sĩ; giảng viên là nghệ sĩ ưu tú có bằng đại học cùng ngành với ngành tham gia đào tạo được tính chỉ tiêu như giảng viên có trình độ thạc sĩ.

Đối với khối ngành sức khỏe, giảng viên có bằng chuyên khoa cấp II các chuyên ngành thuộc ngành tham gia đào tạo được tính chỉ tiêu như giảng viên có trình độ tiến sĩ; giảng viên có bằng bác sĩ nội trú, bằng chuyên khoa cấp I các chuyên ngành thuộc ngành tham gia đào tạo được tính chỉ tiêu như giảng viên có trình độ thạc sĩ.

Đối với cơ sở đào tạo triển khai áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên các ngành lĩnh vực Du lịch, các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý (sau đây gọi tắt là chuyên gia) có kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp về lĩnh vực Du lịch của doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp được ký hợp đồng giảng viên thỉnh giảng để tham gia đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học trong lĩnh vực Du lịch. Các chuyên gia phải có bằng tốt nghiệp từ trình độ thạc sỹ trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành tham gia đào tạo hoặc tốt nghiệp đại học cùng ngành hoặc ngành gần với ngành tham gia đào tạo đồng thời có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên làm việc trong lĩnh vực Du lịch.

Đối với cơ sở đào tạo triển khai áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên các ngành lĩnh vực Công nghệ thông tin, các chuyên gia có kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp về lĩnh vực Công nghệ thông tin của doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp được ký hợp đồng giảng viên thỉnh giảng để tham gia đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Các chuyên gia phải có bằng tốt nghiệp từ trình độ thạc sỹ trở lên cùng ngành với ngành tham gia đào tạo hoặc tốt nghiệp đại học cùng ngành với ngành tham gia đào tạo đồng thời có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Điều 5, theo đó, số lượng giảng viên thỉnh giảng quy đổi tối đa được xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo khối ngành như sau:

Khối ngành I: Đối với các ngành đào tạo giáo viên: không tính để xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Đối với các ngành khác: tính tối đa bằng 5% tổng số giảng viên cơ hữu quy đổi;

Khối ngành II: tính tối đa bằng 30% tổng giảng viên cơ hữu quy đổi;

Các khối ngành khác: tính tối đa bằng 5% tổng số giảng viên cơ hữu quy đổi, trừ các ngành quy định tại điểm d, khoản 3, Điều 5.

Đối với các ngành đào tạo ưu tiên lĩnh vực Du lịch/ Công nghệ Thông tin: tính tối đa bằng 40% tổng giảng viên cơ hữu quy đổi.

Xử lý nghiêm vi phạm về xác định chỉ tiêu tuyển sinh

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Khoản 2, 3 và 4 Điều 7, trong đó ghi rõ: Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy hàng năm được xác định không vượt quá tổng quy mô đào tạo chính quy xác định trên cơ sở năng lực của từng khối ngành, đáp ứng đồng thời các tiêu chí quy định tại Điều 6 của Thông tư này trừ đi tổng quy mô sinh viên chính quy đang đào tạo tại cơ sở giáo dục và cộng thêm số sinh viên dự kiến sẽ tốt nghiệp trong năm tuyển sinh”

Đối với các ngành đào tạo mới được mở ngành trong năm tuyển sinh được xác định chỉ tiêu nằm trong năng lực đào tạo của khối ngành tương ứng và không vượt quá 50 chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành đó.

Đối với ngành đào tạo có chương trình đã được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng bởi các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại Điều 52 Luật Giáo dục đại học, có Nghị quyết thông qua chủ trương xác định chỉ tiêu tuyển sinh của Hội đồng trường thì được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo cam kết về chất lượng của chương trình đào tạo và nhu cầu xã hội đối với ngành đó, phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này nhưng không vượt quá 120% chỉ tiêu tuyển sinh của ngành đó trong năm trước liền kề; phải công bố công khai trong đề án tuyển sinh và chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội và cơ quan có thẩm quyền.

Khoản 1, 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau: Bộ GD&ĐT tổ chức thanh tra, kiểm tra việc xác định chỉ tiêu và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở giáo dục theo quy định của Pháp luật.

Cơ sở giáo dục vi phạm quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện tuyển sinh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thủ trưởng cơ sở giáo dục có xảy ra sai phạm về xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh và cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện tuyển sinh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.


PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh