CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:22

Đang khỏe mạnh bỗng mắc ung thư vú, nữ giảng viên tự kỷ suốt 2 tuần rồi bừng tỉnh để “tấn công ung thư trước khi nó tấn công mình”

"Cãi lời" bác sĩ vì không tin mình mắc bệnh ung thư vú

Đang là giảng viên của trường Đại học Vinh, có cuộc sống hạnh phúc bên người chồng tâm lý và 2 con trai ngoan ngoãn. Chị Đậu Bình Hương (SN 1973, thành phố Vinh, Nghệ An) chẳng thể ngờ mình lại bị bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú.

Giữa năm 2016, trong lúc nằm ngủ chị Hương có sờ thấy cục ở vị trí 12h bên vú trái, lúc đó chị không mấy lo lắng bởi trước đây chị đã từng mổ u xơ, sức khỏe chị rất tốt, chơi thể thao đều đặn nên lần này có lẽ cũng không có gì nghiêm trọng. Chị đến Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An thăm khám với tâm trạng rất thoải mái, nhận kết quả của bác sĩ về căn bệnh ung thư vú, chị gần như sụp đổ hoàn toàn.

Chị Bình Hương từng tin rằng bác sĩ đã chẩn đoán sai bệnh cho mình.

"Lúc ấy tôi vẫn cố gắng bảo thủ rằng kết quả sai rồi, bác sĩ cũng sai rồi… mình không thể mắc ung thư được", chị Hương nhớ lại.

Không tin vào chẩn đoán của bác sĩ, chị cùng chồng tìm đến Bệnh viện K Hà Nội làm sinh thiết lại với hy vọng kết quả sẽ khác. Chị Hương kể, những ngày chờ đợi kết quả chị luôn lo sợ và cảm giác nặng nề, ngày nào chị cũng cầu nguyện cho cái chẩn đoán ung thư vú kia là sai để có thể khỏe mạnh, tiếp tục sống vui và cống hiến với công việc.

Đang khỏe mạnh bỗng mắc ung thư vú, nữ giảng viên tự kỷ suốt 2 tuần rồi bừng tỉnh để “tấn công ung thư trước khi nó tấn công mình” - Ảnh 2.

Nhưng sự thật rất phũ phàng, lại một lần nữa chị Bình Hương bị chẩn đoán ung thư vú giai đoạn 2b.

"Cầm kết quả trên tay tôi muốn quỵ xuống. Tôi nhìn chồng mà nước mắt cứ tuôn trào nghẹn ngào không nói được lời nào", chị Hương xúc động nhớ lại.

Ngày 2/6/2016, chị cùng chồng ra Hà Nội nhập viện đoạn nhũ (cắt bỏ vú trái). Sau ca phẫu thuật, cảm giác mất mát, hụt hẫng xâm lấn mọi lý trí, chị đã òa khóc như một đứa trẻ con trước các mẹ, các chị bệnh nhân cùng phòng. Nhiều người ra sức an ủi động viên còn chồng chị, anh nhìn vợ mà nước mắt tuôn trào, lặng lẽ quay mặt ra ngoài phòng bệnh.

Theo lời kể của chị Hương, chị vốn thuộc cơ địa yếu, tinh thần lại không tốt nên thời gian hồi phục rất chậm. Những người bệnh chung phòng mổ xong là tỉnh, hôm sau có thể đi lại còn chị mổ từ 9h sáng mãi đến tối mới có thể tỉnh lại để ra khỏi phòng hồi sức.

Thời tiết Hà Nội thời gian đó rất nóng, lo vợ ra mồ hôi nhiều, chồng chị thi thoảng lại giặt khăn lau khắp người cho vợ vì sợ vợ khó chịu. Ngoài ra, chị còn cảm nhận được nhiều sự quan tâm từ phía họ hàng, bạn bè, lúc đó mới thấu hiểu và cảm thấy may mắn khi có chồng và người thân ở cạnh bên.

Đang khỏe mạnh bỗng mắc ung thư vú, nữ giảng viên tự kỷ suốt 2 tuần rồi bừng tỉnh để “tấn công ung thư trước khi nó tấn công mình” - Ảnh 3.

"Phải tấn công ung thư trước khi ung thư tấn công mình"

Sau ca phẫu thuật, chị Hương bị tự kỷ mất 2 tuần, không nói chuyện, gặp gỡ hay nghe điện thoại của bất cứ ai ngoài chồng con. Cảm giác mặc cảm khiến chị không thể nào vui vẻ lên được. Thời gian này, cân nặng của chị "tụt dốc không phanh" từ 53kg xuống còn 49kg.

Những tưởng cuộc sống sẽ mãi tối tăm, đau khổ như vậy cho đến một ngày, chị vô tình đọc được một cuốn sách do chồng mua về, trong đó có câu: "Thân bệnh là ta đã bị trúng một mũi tên, nếu để tâm bệnh ta trúng thêm một mũi tên nữa, cùng lúc trúng hai mũi tên đau sẽ thêm đau khi đó ta có chịu nổi không...".

Đang khỏe mạnh bỗng mắc ung thư vú, nữ giảng viên tự kỷ suốt 2 tuần rồi bừng tỉnh để “tấn công ung thư trước khi nó tấn công mình” - Ảnh 2.

Chị Hương luôn vui vẻ, lạc quan trong cuộc sống.

Câu nói đó cứ ám ảnh mãi trong đầu khiến chị Hương "thức tỉnh" từ lúc nào không hay. Từ một con người buồn chán, đau khổ chị Hương quyết định sẽ đối diện và chiến đấu với bệnh tật.

"Tôi nghĩ, dù khóc hay cười thì mình vẫn phải sống, xung quanh còn chồng con, người thân và bạn bè. Từ đó tôi có thái độ tích cực và hợp tác với mọi người hơn. Tôi tìm tòi mọi thông tin, tôi tham gia các nhóm với các chị, em đồng bệnh để có thêm kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân.

Tôi tự nhắc nhở mình phải lạc quan vui vẻ bởi đây là yếu tố rất quan trọng đối với căn bệnh này. Tôi thật sự vui khi học được cách chấp nhận. Với tôi bây giờ sống bao lâu không quan trọng, quan trọng là chất lượng cuộc sống và tôi quyết định tấn công ung thư trước khi để ung thư tấn công mình", chị Hương tâm sự.

Đang khỏe mạnh bỗng mắc ung thư vú, nữ giảng viên tự kỷ suốt 2 tuần rồi bừng tỉnh để “tấn công ung thư trước khi nó tấn công mình” - Ảnh 5.

Chiến thắng ung thư nhờ "bí quyết vàng" của chính mình

Hơn 3 năm kể từ khi phát hiện ra bệnh, sức khỏe của chị Bình Hương đã ổn định hơn rất nhiều, chị thường xuyên vận động thể thao để cơ thể được khỏe mạnh. Trong lần khám gần đây nhất, bác sĩ thông báo mọi chỉ số trong cơ thể chị đều bình thường. Hiện giờ, chị vẫn uống thuốc và tiêm theo chỉ định của bác sĩ từ 5-10 năm.

Bí quyết chiến thắng ung thư của chị Hương không chỉ đến từ thái độ lạc quan, mà còn ở những kiến thức chị đã tự đúc rút ra:

1. Tránh căng thẳng

Căng thẳng kéo dài được chứng minh là làm suy giảm hệ thống miễn dịch và gây viêm, tiền đề cho bệnh ung thư tấn công.

Thiền định, yoga, picnic, tham gia các hội hoa lan trên cả nước là những giải pháp giúp chị Hương giải tỏa căng thẳng.

2. Nói không với đồ bị nấm, mốc

Một số chất trong đồ mốc có mặt trong danh sách những chất gây ung thư nhất.

Đang khỏe mạnh bỗng mắc ung thư vú, nữ giảng viên tự kỷ suốt 2 tuần rồi bừng tỉnh để “tấn công ung thư trước khi nó tấn công mình” - Ảnh 7.

3. Vận động nhiều

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tập thể dục có thể tạo nên những thay đổi ở hệ thống miễn dịch, giúp phòng ung thư.

Chị Hương từng là 1 giáo viên dạy yoga, tự nhận mình là một "con nghiện" môn tennis nên sau khi hồi phục bệnh, chị đều đặn sáng tự tập yoga 30 phút, chiều vác vợt ra sân "để được cười, đươc đổ mồ hôi đầm đìa kể cả trời đông lạnh buốt" – chị Bình Hương chia sẻ.

4. Bổ sung vitamin D đều đặn

Vitamin D quan trọng với sức khỏe ở nhiều khía cạnh, trong đó bao gồm cả việc làm giảm nguy cơ ung thư. Việc bổ sung khá đơn giản thông qua đường ăn, uống hoặc tắm nắng mỗi ngày.

5. Giữ gìn cân nặng ổn định là điều rất cần thiết, đặc biệt đối với những người có tiền sử điều trị bệnh ung thư vú.

Việc ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và nhanh chóng phục hồi. Chúng bao gồm ăn một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, tránh khói thuốc.

6. Làm từ thiện

Hành động tình nguyện, giúp đỡ người khác, tham gia công tác xã hội hay các hoạt động đánh thức lòng vị tha sẽ đẩy mạnh chức năng hệ miễn dịch. Đây là việc chị Hương đã từng làm khi chưa bị bệnh.

Đang khỏe mạnh bỗng mắc ung thư vú, nữ giảng viên tự kỷ suốt 2 tuần rồi bừng tỉnh để “tấn công ung thư trước khi nó tấn công mình” - Ảnh 8.

Từng đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết, nếm trải đủ đau đớn của một bệnh nhân ung thư, nhưng đối với chị Bình Hương, 3 năm qua chưa bao giờ ung thư là dấu chấm hết của cuộc đời mình.

Tất cả những việc chị làm đều vì bản thân, vì gia đình và vì muốn gởi đến những người xung quanh, những người đồng bệnh một thông điệp rằng: "Trong cuộc sống khi mình gặp biến cố nên tìm một lối rẽ mới. Trong những cái không hoàn hảo ta vẫn nên tìm vẻ đẹp hoàn hảo để thấy được đẹp tâm hồn, đẹp nhân cách mới là đẹp đích thực.

Không quan trọng số lượng ngày sống, mà chỉ quan trọng ý nghĩa và chất lượng của một ngày sống, do vậy nếu còn một ngày để tồn tại sẽ luôn là ngày tôi sống vui, sống khoẻ và sống có ích nhất".

ĐỖ ĐỖ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh