Giảm nghèo theo hướng phát triển
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 18:27 - 07/03/2015
- Chủ động cung cấp thông tin về chính sách an sinh
- Thiết kế Chương trình giảm nghèo minh bạch, cụ thể, rõ ràng
- Xây dựng Chương trình giảm nghèo mới với tiêu chí cao hơn
- Thủ tướng: “Giảm nghèo còn rất khó khăn”
- Quảng Nam: Nhiều giải pháp xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội
- WB dành 100 triệu USD giúp Việt Nam giảm nghèo
Nhiều giải phái cụ thể
Tại hội thảo, ông Ngô Trường Thi , Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia giảm nghèo (Bộ LĐ-TB&XH) đã báo cáo khái quát việc triển khai thực hiện Nghị quyết 76/2014/QH13 về việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều - phương pháp luận và những khó khăn, thách thức. Theo đó, tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa13, các đại biểu đã thông qua Nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; trong đó nêu rõ: “Xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản”.
Báo cáo của ông Ngô Trường Thi cũng đã đưa ra những đề xuất các phương án chuẩn hộ nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 với hai nhóm giải pháp cụ thể. Theo đó, phương án 1: Sử dụng chuẩn mức sống tối thiểu để xác định đối tượng chính sách, trên cơ sở đó, phân loại đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình bằng mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản; phương án 2: Việc đo lường, giám sát mức độ thay đổi khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản do Tổng cục Thống kê thực hiện theo phương án 1, nhưng việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ dựa trên cơ sở chuẩn nghèo chính sách (khoảng bằng 60% mức sống tối thiểu), sử dụng mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản để phân tích nguyên nhân nghèo và nhu cầu hỗ trợ.
Riêng với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, sau khi phân tích những vấn đề cần quan tâm khi chuyển hướng tiếp cận nghèo đa chiều, TS Nguyễn Cao Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Ủy ban Dân tộc) đã đưa ra 9 nhóm hành động ưu tiên thực hiện. Trong đó, có những nhóm hành động đáng quan tâm như: Chính phủ chỉ đạo Bộ KH&ĐT chủ trì phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, địa phương liên quan cụ thể hóa các mục tiêu giảm nghèo, phát triển đối với dân tộc thiểu số vào chiến lược, kế hoạch phát triển, các chương trình, đề án, chính sách có liên quan ở cấp Trung ương và từng địa phương.
Các đại biểu thảo luận tại hội thảo
Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ KH&ĐT kết nối, theo dõi, giám sát, đánh giá về việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án và kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển dân tộc thiểu số. Chính phủ chỉ đạo đổi mới công tác xây dựng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số đảm bảo yêu cầu khoa học và hiệu quả; xây dựng khung chính sách phù hợp...
Hệ thống an sinh đa dạng
Bàn về định hướng tiếp cận giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, ông Nguyễn Hải Hữu, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng: “Tiếp cận và đo lường nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới, và nó sẽ hạn chế việc bỏ sót những đối tượng tuy không nghèo về thu nhập nhưng lại nghèo về các chiều khác hay dễ bị tổn thương khác bởi các chiều khác; điều quan trọng là cần xác định các chiều nghèo cho phù hợp và xác định các trọng số cho phù hợp”.
Ông Nguyễn Hải Hữu cho biết thêm: “Trên thực tiễn, chúng ta không chỉ có làm giảm nghèo mà còn phải hướng đến sự phát triển của cả cộng đồng, sự phát triển vươn lên khá giả và làm giàu của các hộ gia đình và cải thiện môi trường sống. Do vậy, chương trình giảm nghèo trong thời gian tới có thể lấy tiêu đề là chương trình giảm nghèo theo định hướng phát triển, gọi tắt là “Chương trình Giảm nghèo và phát triển””.
Bàn về vấn đề an sinh xã hội, ông Nguyễn Tiên Phong, chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc cho biết: Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống an sinh xã hội khá đa dạng (bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, y tế; trợ giúp xã hội; các chính sách và chương trình xóa đói giảm nghèo và thị trường lao động...).
Bà Trương Thị Mai phát biểu khai mạc hội thảo
Riêng về bảo hiểm xã hội, Việt Nam hiện đã đạt 11,4 triệu người tham gia; cùng đó, 2,2 triệu người được chi trả lương hưu và 1,4 triệu người cao tuổi được nhận trợ cấp hằng tháng (hưu trí xã hội). Đồng thời, Việt Nam hiện có hơn 60 triệu người tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế; khoảng 600.000 người khuyết tật không có khả năng lao động được nhận trợ cấp hằng tháng; và hàng trăm nghìn người khác là đối tượng xã hội như người già cô đơn, trẻ mồ côi, người nhiễm HIV... được nhận hỗ trợ tiền mặt, hỗ trợ xã hội...
Bàn về định hướng hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội giai đoạn từ nay đến năm 2020, trong tham luận trình bày tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Lan Hương , Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐ-TBXH) cho biết: Có 3 mục tiêu cụ được đặt ra trong giai đoạn tới là các chương trình trợ giúp xã hội cần tiếp tục được xem là trụ cột cơ bản để hỗ trợ gia đình tăng thu nhập, bù đắp các thiếu hụt về thu nhập khi gặp rủi ro; phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 3 triệu người được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên, trong đó trên 50% là người cao tuổi; và tập trung đối với nhóm đối tượng yếu thế nhằm giảm nghèo bền vững và ổn định xã hội.