THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 02:45

Giải pháp cho thị trường lao động cuối năm

Doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng lao động

Nhiều tín hiệu cho thấy thị trường lao động tiếp tục duy trì đà phục hồi, song Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhìn nhận, thị trường lao động chưa cải thiện nhiều về chất lượng khi số lao động làm các công việc bấp bênh, thiếu tính ổn định vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Là địa phương thu hút hàng triệu lao động ở khu vực phía Nam tuy nhiên tình hình thị trường lao động năm 2023 có nhiều biến động, tỷ lệ lao động mất việc tăng cao. Chia sẻ với ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết: Hiện nay, theo báo cáo của một số Hiệp hội (gỗ, dệt may, cơ điện) và doanh nghiệp đã ký được một số đơn hàng mới, hợp đồng sản xuất, xuất khẩu đến quý 4/2023. Từ tháng 8,9/2023, các doanh nghiệp bắt đầu khôi phục hoạt động trở lại, tuyển dụng thêm công nhân lao động sản xuất để giao cho khách hàng từ quý I/2024.

Từ tháng 8,9/2023, các doanh nghiệp bắt đầu khôi phục hoạt động trở lại, tuyển dụng thêm công nhân lao động sản xuất để giao cho khách hàng từ quý I/2024.

Từ tháng 8,9/2023, các doanh nghiệp bắt đầu khôi phục hoạt động trở lại, tuyển dụng thêm công nhân lao động sản xuất để giao cho khách hàng từ quý I/2024.

Ông Tuyên cho biết, theo thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2023 trên địa tỉnh đã có gần 127.700 lao động bị ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập do doanh nghiệp gặp khó khăn trong thời gian vừa qua, vì vậy doanh nghiệp đã thỏa thuận với người lao động để: giảm giờ làm, ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Trong đó, tập trung chủ yếu vào một số ngành nghề như: chế biến gỗ (chiếm 18%), dệt may (chiếm 16%), da giày (chiếm 16%), còn lại là các ngành nghề khác…Chia theo vốn đầu tư, nhóm lao động bị ảnh hưởng làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 64%, doanh nghiệp vốn trong nước là 36%…

 

Tuy nhiên đến nay khi doanh nghiệp có đơn hàng và có nhu cầu lại gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng lao động. Trong quý 3/2023, một số các doanh nghiệp đã khôi phục đơn hàng cũ và có các đơn hàng mới vì vậy có nhu cầu cần tuyển dụng thêm nhiều lao động mới, với nhu cầu cần tuyển là khoảng 8.000 – 10.000 lao động vừa là lao động có tay nghề vừa là lao động phổ thông để đào tạo, tập trung các lĩnh vực như: may mặc, giày, túi xách balo, gỗ, nhựa…Ông Tuyên cho hay.

Đối với thị trường lao động ở TP.HCM, bà Huỳnh Lê Như Trang - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội TPHCM - cho biết, tuy thị trường lao động những tháng cuối năm vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng để chuẩn bị cho nhu cầu sản xuất - kinh doanh dịp Tết, nhiều doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển dụng cao. Dự kiến, nhu cầu nhân lực tại TPHCM quý IV năm 2023 cần khoảng 75.500 - 81.500 chỗ làm việc. Nhu cầu nhân lực tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ, chiếm 70,13% tổng nhu cầu nhân lực; khu vực công nghiệp - xây dựng, chiếm 29,69% và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,18%.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM cũng ghi nhận nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng trong những tháng cuối năm đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp chế biến, tài chính bảo hiểm, dịch vụ bảo vệ, bất động sản…, số lượng nhu cầu của mỗi đơn vị trên 100 lao động.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM cũng ghi nhận nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng trong những tháng cuối năm.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM cũng ghi nhận nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng trong những tháng cuối năm.

Theo ghi nhận của phóng viên, sau đợt cắt giảm lao động những tháng đầu năm, đến nay khi doanh nghiệp có đơn hàng trở lại thì lại gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề, có kinh nghiệm. Nguyên nhân là do khi người lao động bị giảm việc, ít việc hoặc bị mất việc trong thời gian dài dẫn đến giảm hoặc không có thu nhập, thất nghiệp và buộc phải về quê. Hiện nay một số lao động vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại thị trường lao động do đã cận Tết, đồng thời người lao động vẫn còn e ngại việc có duy trì được công việc lâu dài, ổn định hay không thì mới có thể quay trở lại làm việc.

Các giải pháp cho thị trường lao động

Để góp phần ổn định tình hình quan hệ lao động, hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong vấn đề ổn định sản xuất kinh doanh, công tác đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động, đặc biệt đối với số lao động bị ảnh hưởng phải mất việc, thôi việc trong thời gian qua cũng như kết nối việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động. “TP.HCM tổ chức 10 sàn giao dịch việc làm để giải quyết nhu cầu việc làm và nhu cầu nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có 01 sàn giao dịch trực tuyến kết nối với 13 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long”, bà Như Trang cho hay.

Sàn giao dịch việc làm tại Cần Thơ.

Sàn giao dịch việc làm tại Cần Thơ.

Theo bà Trang, để cho thị trường lao động ổn định trở lại các cơ quan, tổ chức có liên quan cần theo dõi, nắm bắt tình hình lao động, việc làm, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp nhằm giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh và có biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu các tranh chấp lao động, đình công phát sinh trên địa bàn, không để đình công xảy ra kéo dài, lan truyền giữa các doanh nghiệp, gây ra tình trạng mất trật tự, an toàn xã hội, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; giám sát tình hình chi trả tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi xã hội cho người lao động dịp tết Nguyên đán.

Phối hợp với các tỉnh, thành phố đang có lực lượng lao động làm việc và sinh sống tại TPHCM trao đổi thông tin và có giải pháp phối hợp nhằm trao đổi, phát huy và chia sẻ lợi thế lẫn nhau, thúc đẩy thị trường lao động phát triển cũng như tạo điều kiện để doanh nghiệp, người lao động giữa các địa phương kết nối cung - cầu lao động.

Chia sẻ về các giải pháp ông Phạm Văn Tuyên nói, Sở sẽ chỉ đạo các Trung tâm dịch vụ việc làm mở rộng mối quan hệ với tổ chức, đơn vị (cụ thể như liên kết với Hội doanh nhân trẻ Bình Dương) thực hiện một số sàn ngoài Trung tâm và chi nhánh. Lấy ý kiến doanh nghiệp góp ý cho Trung tâm về công tác tổ chức sàn giao dịch việc làm và tư vấn người lao động.

Lấy ý kiến doanh nghiệp góp ý cho Trung tâm về công tác tổ chức sàn giao dịch việc làm và tư vấn người lao động.

Lấy ý kiến doanh nghiệp góp ý cho Trung tâm về công tác tổ chức sàn giao dịch việc làm và tư vấn người lao động.

Cùng với đó, việc phát triển hệ thống tư vấn trực tuyến được tăng cường. Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh nghiên cứu tìm hiểu 6 trang web doanh nghiệp tư nhân đã sử dụng thành công trong lĩnh vực tư vấn giới thiệu việc làm để tìm ra phương án, xây dựng trang web phù hợp nhất cho Trung tâm. Sở tiếp tục xây dựng phương án liên kết lao động với các tỉnh nhằm thúc đẩy quá trình thu hút lao động các địa phương về Bình Dương làm việc, kể cả đối tượng đã đi xuất khẩu lao động về nước; đồng thời có các chính sách hỗ trợ đặc thù nhằm đảm bảo nghề nghiệp cho lao động trên 35 tuổi, lao động di cư.

Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh nâng cấp sàn giao dịch online, tiếp tục kết nối với các tỉnh miền Tây, Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và cả nước. Ngành phối hợp tổ chức tuyên truyền đến doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn tỉnh biết về phiên giao dịch việc làm online; nghiên cứu phát triển sàn online để kết nối trên điện thoại thông minh.

PHA LÊ

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh