THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 10:30

Gia Lai: Cây “Tờ Trung” đang bị hủy diệt

Khoảng 3 đến 5 năm trước, thương lái tìm đến làng, mang theo rễ của cây Tờ Trung nói người dân vào rừng tìm rồi bán cho họ. Đây là một loài dây leo mọc dưới tán rừng và mọc 2 bên bờ suối giúp điều hòa dòng nước đầu nguồn. Khi nước từ đầu nguồn đổ về lớn thì rễ cây sẽ ngăn lực chảy của dòng nước, giúp nước chảy chậm lại, còn vào mùa khô, rễ cây điều hòa nguồn nước, hạn chế sự khô hạn đối với các con suối, quả giống quả na nên người kinh gọi là “Na rừng”. Dân cứ thế đổ xô vào rừng chặt về xắc lát, phơi khô để bán. Ban đầu thương lái chỉ mua rễ nhỏ. Sau rễ Tờ Trung rừng ngày càng ít, thương lái mua hết cả thân và rễ to. Chúng tôi đến ngã làng Kon Bông 1, xã Đắk Rong để hỏi về cây Tờ Trung rừng. Dân địa phương trao đổi khi có khách hỏi về loại cây Tờ Trung: “Rễ và thân cây này được thương lái ở đây thu mua giá 4.000 đồng/kg. Anh mua được giá bao nhiêu và số lượng nhiều hay ít ”.

 

Khoảng 4 tấn Tờ Trung phơi tại sân bóng xã Đăk Rong


 Khi đến cạnh UBND xã Đắk Rong huyện Kbang, tỉnh Gia Lai thấy hàng tấn rễ và thân dây Tờ Trung rừng thái lát mỏng phơi ngổn ngang trên sân. Dọc các tuyến đường trong xã còn nhiều điểm phơi nhỏ lẻ khác. Anh V, chuyên đi mua cho biết: Tôi đã thu mua rễ Tờ Trung rừng được khoảng 2 năm. Mua về, tôi thái lát phơi khô rồi đóng bao bán cho thương lái. Họ mua để làm gì thì tôi không biết. Tôi chỉ thu gom bán lại kiếm lời thôi.

  Ông Đinh Văn Viên- Phó trưởng thôn Kon Bông 1, xã Đắk Rong xác nhận lúc cao điểm, cả làng cùng vào rừng chặt rễ Tờ Trung bán. Dây na rừng mềm, bên trong có nước nên khi đi rừng người dân hay chặt đoạn thân giữa cho lượng nước vài người uống vừa mát mà lại an toàn, không lo bị độc. Trước khi thương lái vào thu mua người dân không bao giờ chặt phá loại dây này. Chẳng ai biết nó có công dụng gì đặc biệt,  mà họ mua nhiều như thế. Rễ cây tích tụ lượng lớn nước từ mùa mưa nên có lẽ cũng góp phần hạn chế sự khô hạn cho rừng mùa khô. Nếu khai thác quá đà, loài thân dây này sẽ hết, rừng khó giữ được nước nữa. 

Rễ và thân cây Tờ Trung rừng được người dân thái lát, phơi khô để bán


Trên địa bàn, dân các làng Kon Trang 1, Kon Trang 2, Kon Bông 1 và Kon Bông 2 đi đào rễ Tờ Trung rừng đông nhất vào mùa khô, dễ phơi. “Tác dụng loại rễ này làm gì tôi không biết. Hiện tại, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo cho xã vận động người dân không được vào rừng chặt rễ cây này nữa” -ông Bùi Trọng Lượng- Phó chủ tịch UBND xã Đăk Rong cho biết.

 Tuy nhiên, ông Vũ Ngọc An- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai nói: Lãnh đạo Sở chưa nắm được thông tin về việc người dân vào rừng chặt rễ Tờ Trung rừng đem bán. Sở sẽ kiểm tra, thông tin lại đến báo chí khi có kết quả. Muốn chặt loại rễ cây gì trong rừng cũng phải có sự đồng ý của Sở.

 

  

Gia Lai: Cây “Tờ Trung” trên đà bị hủy diệt

          Cây Tờ Trung là tên mà người Bah nar thường gọi tại địa phương, cho một loài cây thân dây tích nước giúp giảm cơn khát vào mùa khô cho những người đi rừng. Nhưng thời gian gần đây thương lái tích cực thu mua nên người dân vào rừng khai thát gây nên nguy cơ hủy diệt. 

 

          Khoảng 3 đến 5 năm trước, thương lái tìm đến làng, mang theo rễ của cây Tờ Trung nói người dân vào rừng tìm rồi bán cho họ. Đây là một loài dây leo mọc dưới tán rừng và mọc 2 bên bờ suối giúp điều hòa dòng nước đầu nguồn. Khi nước từ đầu nguồn đổ về lớn thì rễ cây sẽ ngăn lực chảy của dòng nước, giúp nước chảy chậm lại, còn vào mùa khô, rễ cây điều hòa nguồn nước, hạn chế sự khô hạn đối với các con suối, quả giống quả na nên người kinh gọi là “Na rừng”. Dân cứ thế đổ xô vào rừng chặt về xắc lát, phơi khô để bán. Ban đầu thương lái chỉ mua rễ nhỏ. Sau rễ Tờ Trung rừng ngày càng ít, thương lái mua hết cả thân và rễ to. Chúng tôi đến ngã làng Kon Bông 1, xã Đắk Rong để hỏi về cây Tờ Trung rừng. Dân địa phương trao đổi khi có khách hỏi về loại cây Tờ Trung: “Rễ và thân cây này được thương lái ở đây thu mua giá 4.000 đồng/kg. Anh mua được giá bao nhiêu và số lượng nhiều hay ít ”.

           Khi đến cạnh UBND xã Đắk Rong huyện Kbang, tỉnh Gia Lai thấy hàng tấn rễ và thân dây Tờ Trung rừng thái lát mỏng phơi ngổn ngang trên sân. Dọc các tuyến đường trong xã còn nhiều điểm phơi nhỏ lẻ khác. Anh V, chuyên đi mua cho biết: Tôi đã thu mua rễ Tờ Trung rừng được khoảng 2 năm. Mua về, tôi thái lát phơi khô rồi đóng bao bán cho thương lái. Họ mua để làm gì thì tôi không biết. Tôi chỉ thu gom bán lại kiếm lời thôi.

           Ông Đinh Văn Viên- Phó trưởng thôn Kon Bông 1, xã Đắk Rong xác nhận lúc cao điểm, cả làng cùng vào rừng chặt rễ Tờ Trung bán. Dây na rừng mềm, bên trong có nước nên khi đi rừng người dân hay chặt đoạn thân giữa cho lượng nước vài người uống vừa mát mà lại an toàn, không lo bị độc. Trước khi thương lái vào thu mua người dân không bao giờ chặt phá loại dây này. Chẳng ai biết nó có công dụng gì đặc biệt,  mà họ mua nhiều như thế. Rễ cây tích tụ lượng lớn nước từ mùa mưa nên có lẽ cũng góp phần hạn chế sự khô hạn cho rừng mùa khô. Nếu khai thác quá đà, loài thân dây này sẽ hết, rừng khó giữ được nước nữa.

           Trên địa bàn, dân các làng Kon Trang 1, Kon Trang 2, Kon Bông 1 và Kon Bông 2 đi đào rễ Tờ Trung rừng đông nhất vào mùa khô, dễ phơi.“Tác dụng loại rễ này làm gì tôi không biết. Hiện tại, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo cho xã vận động người dân không được vào rừng chặt rễ cây này nữa” – Ông Bùi Trọng Lượng- Phó chủ tịch UBND xã Đăk Rong cho biết.

           Tuy nhiên, ông Vũ Ngọc An- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai nói: Lãnh đạo Sở chưa nắm được thông tin về việc người dân vào rừng chặt rễ Tờ Trung rừng đem bán. Sở sẽ kiểm tra, thông tin lại đến báo chí khi có kết quả. Muốn chặt loại rễ cây gì trong rừng cũng phải có sự đồng ý của Sở.

Lê Nhuận

Ảnh: Rễ và thân cây Tờ Trung rừng được người dân thái lát, phơi khô để bán

Ảnh: Khoảng 4 tấn cây Tờ Trung phơi tại sân bóng xã Đắk Rong

 

 

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh