THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 03:11

Đột phá xứ Thanh

Tài nguyên phong phú, hạ tầng thuận lợi…

Nằm ở phía Bắc miền Trung, đứng thứ 3 về dân số và thứ 5 cả nước về diện tích tự nhiên, Thanh Hóa có lợi thế kết nối vùng miền, chịu ảnh hưởng của vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, có vai trò là động lực phát triển cho cả khu vực Bắc Trung bộ. Cùng với cảng nước sâu Nghi Sơn và sân bay Thọ Xuân là cửa ngõ Quốc tế, hệ thống đường quốc lộ huyết mạch cùng tuyến đường xuyên Á đã tạo thành mạng lưới giao thông và phân phối lan tỏa trong vùng, khu vực và liên kết thị trường các nước Lào, Thái Lan. Với thủ phủ là TP. Thanh Hóa và khu kinh tế Nghi Sơn đang phát triển thành khu kinh tế hàng đầu của cả nước, Thanh Hóa có đầy đủ mọi điều kiện tốt nhất để các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới đến đầu tư và hoạt động.

Một góc TP Thanh Hoá 

Thanh Hóa đang là một trong những địa phương có khả năng đáp ứng cao nhất về sản lượng xi măng, sản lượng điện, nguồn cung nguyên vật liệu xây dựng, nguyên liệu mía đường, nguyên liệu tre luồng chế biến xuất khẩu, sản lượng lương thực, thủy sản chế biến xuất khẩu và nguồn nhân lực dồi dào.

Địa bàn khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh được bố trí ở các khu vực thuận tiện, dễ dàng tiếp cận về giao thông, vận tải hàng hóa, nguồn nguyên liệu và nguồn nhân lực lao động. Thanh Hóa cũng có nhiều địa bàn được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất theo quy định của Chỉnh phủ. Trong đó, Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn là 1 trong 5 KKT trọng điểm của cả nước được Chính phủ ưu tiên cao nhất, vận hành theo cơ chế đặc biệt. Ngoài ra, các KCN được bố trị tại các phía Bắc, Nam và phía Tây của tỉnh, cùng với khu trung tâm TP. Thanh Hóa tạo thành tứ giác phát triển.

Đặc biệt, KCN công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng nằm liền kề sân bay được lập quy hoạch phát triển các ngành nghề có hàm lượng chất xám cao như điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin... Vị trí địa lý của Thanh Hóa khá thuận lợi với có đủ các loại hình giao thông kết nối giữa các địa phương trong nước và nước bạn Lào. Tỉnh cũng có đầy đủ các loại địa hình, các hệ sinh thái, chia thành 3 vùng rõ rệt gồm trung du - miền núi, đồng bằng và vùng ven biển, có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản.. Có thể nói, vùng đất này là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam.

Toàn cảnh mô hình sân golf Sầm Sơn, Thanh Hoá.

Tăng tốc ngoạn  mục

Sau nhiều năm đổi mới, Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của vùng Nam Thanh Bắc Nghệ và cả nước. Giai đoạn 2010-2014, Thanh Hoá đã phát triển tăng tốc ngoạn mục: Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,6%, cao nhất trong 3 năm qua; thu ngân sách đạt 7.526 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người đạt 1.365 USD/năm. T

rong năm qua, Thanh Hóa đứng thứ 6 về chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế (PEII); chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ 9. Trước đó, năm 2013, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thanh Hóa xếp thứ 8 so với cả nước, tăng 36 bậc so với năm 2012.Địa phương đã huy động vốn đầu tư phát triển đạt gần 85.530 tỷ đồng, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 152 dự án (10 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 27.058 tỷ đồng và trên 100 triệu USD.  

Cả tỉnh Thanh Há hiện có 8 KCN, tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động. Địa phương cũng đi tắt đón đầu về khoa học - công nghệ ...  tạo ra những giá trị gia tăng về kinh tế, làm động lực mạnh cho sự phát triển. Đặc biệt, Thanh Hóa nổi tiếng với “tứ Sơn”, gồm Nghi Sơn, Sầm Sơn, Bỉm Sơn và Lam Sơn, trong đó Sầm Sơn được biết đến với địa danh du lịch biển, có bãi biển đẹp nổi tiếng với những bãi cát dài thoai thoải, ôm chọn những sườn núi, nhiều danh lam thắng cảnh gắn với các huyền thoại như đền Độc Cước, đền Cô Tiên, Hòn Trống Mái... Trong khi đó, Nghi Sơn, Bỉm Sơn và Lam Sơn được các nhà đầu tư biết đến với các KCN, khu chế suất, tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động tại địa phương. Ngày nay, đến thăm “tứ Sơn” của Thanh Hoá, đã nhìn thấy sự chuyển động không ngừng của những vùng đất hoang sơ, nghèo nàn và lạc hậu xưa kia, bỗng chốc trở thành những vùng đất hiện đại, văn minh, với những nhà máy, những ngôi nhà cao tầng san sát. Không chỉ phát triển về cơ sở hạ tầng, mà chính những con người của vùng đất này đã năng động hơn, sáng tạo hơn, bắt nhịp chung cùng cả tỉnh.

Sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa. 

Định hướng phát triển du lịch- nền công nghiệp không khói, là một trong những mũi nhọn được Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thanh Hóa hết sức quan tâm, ưu tiên nguồn lực để phát triển. Bên cạnh những khu nghĩ dưỡng nổi tiếng truyền thống như bãi biển Sầm Sơn, Hải Hòa... vừa qua, dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC Samson Golf Links là một quần thể khép kín, bao gồm nhiều hạng mục vừa được khởi công xây dựng.

Dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC Samson Golf Links rộng hơn 92 ha, trong đó sân golf 18 lỗ, với tổng mức đầu tư lên đến 1.200 tỷ đồng. Liền kề là khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao với hệ thống cây xanh, thảm cỏ, hồ nước, câu lạc bộ, khách sạn, biệt thự cao cấp. FLC Samson Golf Links là một quần thể khép kín sân golf – resort – khách sạn lớn nhất dải đất miền Trung với diện tích trên 459ha, có tổng mức đầu tư gần 5.500 tỉ đồng. Đến 30/4 này, sân golf chính thức đi vào hoạt động để chào đón mùa Du lịch biển Sầm Sơn.

 

Thanh Hoá còn được biết đến là mảnh đất “Tam Vương, Nhị Chúa” - nơi phát tích của nhiều triều đại vua, chúa và các anh hùng dân tộc; có trống đồng Đông Sơn, biểu trưng cho nền văn minh của người Việt cổ. Địa phương hiện có trên 1.500 di sản văn hóa lịch sử các cấp được gìn giữ và bảo tồn, trong đó có Thành nhà Hồ là 1 trong 5 di sản văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận. Di sản quốc gia đặc biệt Lam Kinh- nơi dấy binh của vị vua Lê Lợi, tên tuổi gắn với truyền thuyết hồ Hoàn Kiếm, cũng là địa danh giúp Thanh Hóa thu hút khách du lịch đến với địa phương. 

 

Sau gần 10 năm thành lập, KKT Nghi Sơn của Thanh Hóa đã có gần 80 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong đó, dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với vốn đầu tư hơn 9 tỉ USD, được cấp phép đầu tư năm 2008, quy mô chế biến 200.000 thùng dầu thô/ngày (10 triệu tấn/năm). Tổ hợp sẽ cho ra đời nhiều dòng sản phẩm, trong đó có khí hóa lỏng, xăng không chì (A92/A95), dầu hỏa, nhiên liệu máy bay Jet A-1, dầu diesel…

Dự án là động lực lớn tạo ra cơ hội để thúc đẩy đầu tư tại KKT Nghi Sơn, nhất là các ngành công nghiệp phụ trợ sau lọc hóa dầu như: Sản xuất hóa chất, hạt nhựa, cơ khí chế tạo… Khi đi vào vận hành, dự án cơ bản đáp ứng được nhu cầu về xăng dầu của các tỉnh miền Bắc, thỏa mãn nhu cầu nội địa về một số sản phẩm hóa dầu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước. 

 

Năm 2015, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế 11,7% trở lên, GDP bình quân đầu người đạt 1.520 USD; sản lượng lương thực đạt 1,6 triệu tấn trở lên; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,15 tỷ USD; thu ngân sách nhà nước đạt 7.003 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 108.000 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 63.000 lao động, trong đó xuất khẩu 10.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3% trở lên. 

Thu Hương

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh