THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 10:51

Dòng người nô nức trẩy hội Chùa Rồng

Chuẩn bị rước Kiệu trong  hội Chùa Rồng

Lễ hội văn hóa truyền thống Chùa Rồng diễn ra trong hai ngày 14 và 15 tháng Giêng âm lịch. Theo các cụ cao niên ở thôn Vàn, xã Cẩm Thạch, kể lại: Trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, khi  Lê Lợi đi ra phía Bắc, qua huyện miền núi Cẩm Thủy, thấy phong cảnh thôn Vàn, xã Cẩm Thạch, có thế núi tựa rồng bay liền cho quân dựng trại, chiêu mộ thêm binh lính. Sau này, Lê Lợi chọn địa điểm này làm khu đóng quân và tìm các hang động trên núi Rồng để cất trữ lương thảo, rèn đúc vũ khí, là nơi cho nghĩa quân luyện tập...

Lễ hội Chùa Rồng được tổ chức gồm phần lễ và phần hội. Phần hội trước đây có các trò chơi cờ người, bài điếm, ngày nay có thêm trò chơi bóng chuyền, bóng đá, cờ tướng, ném còn, múa cây bông, đánh trống chiêng, bắn nỏ...

Hàng nghìn du khách kéo về tham dự lễ hội.

Được biết, năm nay xã Cẩm Thạch phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã khôi phục trò múa lân và nghi lễ rước kiệu. Kiệu rước Bà Chúa Thượng Ngàn, được rước từ Chùa Rồng đến đền thờ bà Phạm Thị Ngọc Bích rồi quay lại Chùa Rồng để làm lễ tế thiên địa, thần linh và cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt...

Chùa Rồng là di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh, xây dựng từ thời Hậu Lê và được nhiều người biết đến. Hàng năm, lễ hội Chùa Rồng thu hút hàng chục nghìn du khách từ các địa phương trong huyện, trong tỉnh về tham gia.

HỒ ĐIỆP/Lao Động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh