THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:08

Bộ VH-TT&DL: Kiên quyết “nói không” với biến tướng lễ hội

Khai ấn Đền Trần năm 2015.

Nhức nhối giẫm đạp, cờ bạc…  

Hàng ngàn thanh niên đã giẫm đạp lên nhau, chấp nhận đổ máu tại Lễ hội cướp phết Hiền Quan tại Phú Thọ ngày 20/2 khiến dư luận ngỡ ngàng. Cảnh cướp phết diễn ra với các pha tranh chấp căng thẳng. Nhiều người kiệt sức đến ngất xỉu khi phải chen lấn, toàn bộ khu bãi nổi diễn ra lễ cướp phết cát bay mù mịt, hỗn loạn. Hay mới đây nhất, tại lễ khai Ấn đền Trần 2016, đông đảo du khách đã xô đẩy, tranh giành, chen lấn dẫn đến khung cảnh hỗn loạn. Mặc dù khách thập phương năm nay không nhiều, tuy nhiên, do ý thức của người dân đến dự lễ nên việc chen lấn xô đẩy, xô đổ hàng rào bảo vệ vẫn diễn ra một cách có hệ thống, khiến cho lực lượng bảo vệ rất vất vả mới ngăn cản được dòng người tràn vào trong đền trong lúc đang tiến hành buổi lễ.

Trước đó, tại lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) - một trong những điểm nóng mùa lễ hội nhiều năm qua, cũng đã có hỗn chiến xảy ra khi hàng trăm thanh niên lao vào cướp hoa tre từ kiệu rước hoa tre với cây gậy - vật biểu trưng cho gậy tre của Thánh Gióng đánh giặc, với quan niệm phải cướp được hoa tre mới may mắn. Tại lễ hội cướp phết diễn ra ở Vĩnh Phúc, tục lệ cướp phết đã bị biến tướng nhiều năm nay, người dân giẫm đạp lên nhau vì coi rằng ai cướp được phết thì gia đình sinh được con trai và hạnh phúc, cũng xảy ra không ít vụ xô xát. Cùng với đó, những năm gần đây, phiên chợ đánh trận giả ở Thanh Hóa đã có nhiều biến tướng khi một số thanh niên lợi dụng phiên chợ để trả thù lẫn nhau do hiềm khích cá nhân.

Mới đây nhất, tại Hội Lim (Bắc Ninh) có tình trạng chọi gà ăn tiền, diễn ra một cách phổ biến và rất phản cảm. Không chỉ tại Hội Lim, nhiều lễ hội đầu năm khác cũng vậy, du khách dễ dàng bắt gặp những trò đỏ đen. Từ những trò bắn súng nhận quà, chiếc nón kỳ diệu, bầu-cua-cá cho đến cả những trò cực kỳ đơn giản là đoán đồng xèng trong cốc...

Vào cuộc ngay khi có phản hồi

Ngay khi có thông tin hàng ngàn người giẫm đạp, dẫn đến “đổ máu” tại lễ cướp phết Hiền Quan, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Vương Duy Biên khẳng định: “Bộ sẽ chấn chỉnh ngay địa phương đứng ra tổ chức lễ hội cướp phết đầu năm để xảy ra tình trạng hung hăng, đổ máu như dư luận phản ánh. Trước đó, Bộ VH-TT&DL đã ban hành Thông tư số: 15/2015/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức lễ hội, theo đó yêu cầu không tổ chức các lễ hội có nội dung kích động bạo lực, truyền bá các hành vi tội ác bao gồm những hoạt động trong đó thể hiện cảnh trái với truyền thống yêu hoà bình và nhân ái của dân tộc Việt Nam, cụ thể: Mô tả cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo…

Theo Thứ trưởng Vương Duy Biên, Lễ hội cướp phết tưởng nhớ và tôn vinh công lao của nữ tướng Thiều Hoa công chúa - Đức Thánh mẫu Đại vương, người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước. Nhưng về cách thức tổ chức thì phải xem xét lại, không để dẫn tới tình trạng biến tướng đáng báo động như hiện nay, vô tình làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội. 

Nhà văn hóa Vũ Quần Phương cho biết, Lễ Hội của các vùng quê được chia ra làm hai phần: Phần lễ và phần hội. Trong phần lễ, những sự tích của ông Thần hoàng làng mà dân làng thờ sẽ được diễn lại. Sự tích này có khi gắn với một vị tướng, có khi gắn với một người dạy nghề cho dân làng. Còn phần hội là phần dành cho người đi hội để họ đến xem và tham dự. “Khi phục hồi những tích xưa, lễ hội các làng cũng được phục hồi nhưng theo một cách tự phát. Trên thực tế, người dân không tìm hiểu rõ về gốc tích của những lễ hội nên dễ bị lợi dụng"- nhà văn hóa Vũ Quần Phương nhấn mạnh.   

MINH VŨ/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh