THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:13

Rước "ông lợn" quanh làng từ sáng tới đêm tại lễ hội La Phù

Từ lâu, lễ rước “ông lợn” đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân làng La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội). Lễ hội được tổ chức định kỳ vào ngày 13 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm.

Tương truyền, lễ rước “ông lợn” là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi.

Trước mỗi khi lên đường đi đánh giặc ông lại thổi xôi, mổ lợn khao quân. Người dân trong làng khi đó thường mang lợn đến dâng và tôn ông là Thành hoàng làng.

Theo tục lệ, đúng 13 tháng Giêng hàng năm người dân làng La Phù lại mang lợn ra đình dâng tế Thành Hoàng. Lợn được dâng tế do các xóm tuyển chọn và nuôi dưỡng chu đáo từ năm trước.

Các "ông lợn" sẽ được rước từ khoảng 3h chiều cho đến tối quanh làng và đến đêm sẽ được rước vào đình để làm lễ.

Mỗi xóm sẽ chỉ được chọn một "ông lợn" duy nhất và đó phải là "ông lợn" to béo, chăm sóc cẩn thận, sạch sẽ và tắm rửa hàng ngày.

Mỗi đoàn rước sẽ gồm 3 kiệu chính: bàn lộc, mâm xôi và "ông lợn".

Đúng 21h, các "ông lợn" được rước vào đình dưới sự hướng dẫn của BTC và các cụ cao tuổi.

Một "ông lợn" được rước vào đình trước sự chứng kiến của dân làng.

Đến 12h đêm, các cụ cao tuổi bắt đầu làm lễ tế cho tới 1-2h sáng hôm sau. Sau đó, các xóm sẽ khiêng lợn trở lại nhà và đến sáng sẽ bắt đầu chia lợn cho các hộ gia đình.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh