THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:00

Đối thoại chính sách Bảo hiểm xã hội

 

Thứ trưởng Phạm Minh Huân khẳng định, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà Luật BHXH năm 2014, hướng tới là mở rộng đối tượng tham gia BHXH, bởi hiện cả nước mới có khoảng 12,5 triệu người tham gia BHXH. Đồng thời, để đảm bảo tính ổn định lâu dài, Luật BHXH cũng điều chỉnh lại mức đóng và mức hưởng. Bên cạnh đó, Luật cũng đa dang hóa các hình thức tham gia BHXH để đáp ứng nhu cầu...

 

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân chủ trì diễn đàn Đối thoại

 

Về vấn đề tổ chức thực hiện, Thứ trưởng nhấn mạnh, mặc dù thời gian qua ngành BHXH đã tích cực đổi mới trong tổ chức thực hiện, song trên thực tế chưa đáp ứng yêu cầu, mong đợi của người dân và doanh nghiệp. Thứ trưởng cũng yêu cầu BHXH tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin. Bởi khi đối tượng tham gia BHXH tăng, chế độ đa dạng hơn mà không đưa được tiến bộ KHCN vào quản lý thì cơ quan BHXH sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ.

Theo ông Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB&XH), Luật đã mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm; tăng mức trợ cấp ốm đau; mở rộng chế độ thai sản; tăng quyền, trách nhiệm của người lao động và cơ quan BHXH; hình sự hóa các vi phạm về quy định BHXH; tăng tiền đóng BHXH... Trong việc tổ chức thực hiện, trong năm 2016, sẽ bổ sung 2 nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, chuyển sổ BHXH cho người lao động, doanh nghiệp không giữ lại 2% quỹ ốm đau và thai sản... Năm 2018, tiếp tục bổ sung thêm 2 nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, thay đổi công thức tính lương hưu. Năm 2020, sổ BHXH sẽ được thay thế bằng thẻ BHXH; hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH trong phạm vi cả nước.

H.M/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh