CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:22

Độc đáo tháp bà Ponagar

 

Những giá trị văn hóa, lịch sử của người Chăm xưa còn đó, tồn tại sững sững uy nghi giữa ồn ào phố thị. Cho đến ngày hôm nay, Tháp Bà Ponagar trở thành một điểm thu hút khách du lịch không kém gì những danh lam thắng cảnh khác của thành phố Nha Trang.

Nơi này hiện có bốn ngôi tháp, hai miếu thờ và một nhà nghỉ. Hai ngôi tháp lớn, một cao 18m, một cao hơn 22m, được xây bằng gạch nung, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Nhìn vào tưởng chừng như chỉ là những viên gạch chồng chồng xếp xếp lên nhau. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ.

 

          Linh thiêng điện thờ thánh mẫu Y Ana

Trên đỉnh các trụ, thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn. Trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung rất sinh động. Tháp lớn xây thành 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa giả, tượng thần và hình thú bằng đá. ở 4 góc có 4 tháp nhỏ, tạo những đường nét hết sức độc đáọ Tháp lớn nhất thờ nữ thần Ponagar (tiếng Chăm có nghĩa là Mẹ Xứ Sở). Tượng nữ thần bằng đá hoa cương, đặt trên bệ đá hình đài sen, lưng tựa vào phiến đá lớn tạo hình lá đề. Những đường nét trên thân hình tượng chắc, khoẻ, sống động, hai bầu vú căng tròn đầy sức sống và những nếp nhăn ở bụng tưởng như đang phập phồng theo hơi thở.

 

                        Các ngôi tháp rất uy nghi

Hàng năm, lễ hội Tháp Ponagar được tổ chức vào ngày 21 đến 23 tháng 3 âm lịch (gọi là Tết Chăm), nhằm để tưởng nhớ đến công ơn của (Thiên Y Ana Thánh Mẫu) người mẹ xứ sở đã có công dạy người dân cách trồng lúa, dệt vải, chăn nuôi để sinh sống. Mẹ xứ sở không chỉ nâng đỡ người Chăm từ những bước đi đầu tiên thời lập quốc mà luôn luôn dẫn dắt đời sống tinh thần của từng gia đình cũng như cả cộng đồng dân tộc Chăm. Tôn thờ mẫu hệ, vì vậy mà mỗi làng Chăm đều có nơi thờ cúng Mẹ xứ sở. Nếu bạn đến Tháp bà Ponagar những ngày lễ hội này bạn sẽ có cơ hội hiểu sâu thêm về văn hóa Chăm, bạn được làm quen với các làn điệu, âm nhạc Chăm. Một số hoạt động văn hóa, nghi lễ truyền thống diễn ra như: Hát Chăm; điệu múa cổ truyền Chăm; triển lãm tranh ảnh liên quan đến vương quốc Chăm; trình diễn nghệ dệt thổ cẩm Chăm; làm gốm cổ truyền của đồng bào Chăm…

 

                        Cận cảnh kiến trúc gạch nung độc đáo

Ngoài ra, không chỉ mùa lễ hội mà những ngày bình thường để phục vụ khách du lịch, thì ngày nào đến Tháp bà Ponagar bạn cũng thấy có một tốp nam nữ người Chăm múa may ở đó. Họ đội bình gốm trên đầu, mặc trang phục truyền thống rồi lả lướt, xoay đi xoay lại, đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng theo những làn điệu dân tộc của họ, rất thú vị. Du khách hãy đến Tháp bà Ponagar để tự mình xem và trải nghiệm!

Mỹ Nga/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh