THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 06:56

Quảng Nam: Độc đáo công trình chứng tích chiến tranh cấp xã

Với diện tích 700m2, đầu tư gần 3 tỷ đồng, trên nền diện tích này đã xây dựng một công trình phục dựng chứng tích chiến tranh, công trình tưởng niệm “duy nhất” trên huyện Đại Lộc gồm Nhà tưởng niệm, khu ấp chiến lược, hầm…phục dựng.

Ý tưởng xây dựng do ông Nguyễn Hữu Mai, nguyên Phó Chủ tịch TW Hội Nông dân Việt Nam, kinh phí dựa vào vận động người dân, nhà hảo tâm, đồng hương. Ông Nguyễn Văn Tám, trưởng Ban Văn hóa Thông tin xã, cho biết, cùng với phong trào nam tiến, các bậc tiền nhân đã chọn xã Đại Cường là nơi định cư với hơn 70 dòng tộc. 

Hầm chiếc lược phục dựng.ảnh:H.T

Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, chiến lược chiến tranh đặc biệt, Mỹ xây dựng ấp chiến lược 2 sông, 3 núi, chia cắt lực lượng cách mạng với nhân dân. Ông Lê Văn Hải, một cựu chiến binh xã kể lại, năm 1967, Mỹ thả 2 quả bom nổ bằng máy bay B57, phá tan địa phận Ô Gia Nam, xã Đại Cường. “Có 2 hầm Đỗ Nhĩ và Mai Hồng bị phá, 10 người chết. Đến nay trên xã vẫn còn hố bom này”-ông Hải nói. Cũng chính từ hố bom còn lại duy nhất, xã Đại Cường đã thực hiện phục dựng chứng tích chiến tranh. Được biết, khu vực lân cận hố bom này trước kia là khu dân cư với 30 hộ.

2 sông, 3 núi, hầm phục dựng

Chiến lược chiến tranh đặc biệt, chính sách của Mỹ thực hiện ấp chiến lược nhằm mục đích tát nước bắt cá, chia tách cách mạng ra khỏi nhân dân, với 3 loại rào, trụ sắt kẽm gai rào một lớn với một hố chông; huy động dân dùng tre rào quanh làng với giao thông hào có nhiều chòi canh; dùng tre rào ba lớp giữa hai lớp rào có một hố chông, cách này gọi là “2 sông, 3 núi”. Xã Đại Cường thực hiện đoạn rào “2 sông, 3 núi” bằng cách phục chế nguyên mẫu. Hàng rào được đúc bằng bê tông, cao 3 mét, dài 20 mét, giữa 3 hàng rào là 2 hố đất đào sâu khoảng 1 mét “mô phỏng”.

Mô hình "2 sông, 3 núi".ảnh:H.T

Đồng thời, xây dựng một hầm chữ A loại nữa nổi nữa chìm. Cựu chiến binh Hải cho biết, chiến tranh xâm lược miền Nam, Mỹ thả nhiều loại bom đạn đến pháo 155 ly,…dân ta phải làm hầm chữ A trong nhà, ngoài ruộng để trú ẩn. “Hầm chữ A được phục chế nguyên mẫu để con cháu đời sau hiểu một phần cuộc sống cha ông trong chiến tranh”-ông nói. Hầm được đào rất nhiều ngách, miệng thường đặt gần sông, bờ hồ, bờ tre. Sau khi thực hiện phục chế đơn giản chỉ gồm một ngách, một miệng gọi là hầm đơn, chiều sâu khoảng 2 mét, rộng 2 mét. Các công trình được xây dựng cạnh nhau, trong đó có hố bom còn sót lại sau chiến tranh năm 1967. Hiện nay được giữ tạo hồ nước trong hố bom xưa.

Quá trình thi công chứng tích chiến tranh của xã Đại Cường được thực hiện từ năm 2015, huy động gần 1.000 công, vận động người dân trong xã tham gia, đến nay cơ bản hoàn thành. Trong xây dựng nông thôn mới, xã Đại Cường với 2.115 hộ, trên 10.000 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm còn 3,49%, đường, điện trường học, trạm y tế khang trang.

Ông Trần Quốc Đạt-Chủ tịch UBND xã Đại Cường, cho biết, sắp tới sẽ tiếp tục sưu tầm tranh ảnh hiện vật của các Anh hùng LLVT vào Nhà truyền thống địa bàn xã. “Việc phục dựng chứng tích chiến tranh, xây dựng nơi đây thành một địa chỉ đỏ, tổ chức sinh hoạt truyền thống cho thanh thiếu niên, tạo điều kiện phát triển du lịch trên địa bàn”- ông Đạt nêu quyết tâm.

HUYỀN TRANG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh