Doanh nghiệp với trách nhiệm chăm sóc sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho nhân viên
- Bài thuốc hay
- 13:44 - 26/04/2017
Phát biểu tại hội thảo, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, Việt Nam đã và đang là một điểm sáng thu hút đầu tư trong khu vực và quốc tế. Tổng vốn đăng ký của các dự án FDI trong năm 2016 đạt 24 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2015. Kinh tế Việt Nam vẫn kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư thông qua các hiệp định thương mại tự do mà Việt nam đã và đang đàm phán.
Năm 2017, Việt Nam sẽ tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trên thế giới, nhờ có nhiều yếu tố tích cực như cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện môi trường kinh doanh. Do đó, số lượng lớn người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng như số lượng người lao động Việt Nam đưa ra nước ngoài cũng tăng đáng kể. Những vấn đề đó đặt ra những thách thức trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động, và tạo ra môi trường làm việc an toàn cho người lao động làm việc trong và ngoài nước.
Theo thông tin tại hội thảo, phần lớn các vụ tai nạn lao động (TNLÐ) nguyên nhân chủ yếu là do con người. Do đó, việc phòng, chống TNLÐ phải bắt đầu từ việc người lao động có ý thức tự bảo vệ mình, chấp hành nội quy, quy trình an toàn lao động (ATLÐ).
Pháp luật VN đã có những quy định chặt chẽ về nghĩa vụ của người sử dụng LĐ đối với sức khỏe và an toàn nghề nghiệp của NLĐ tại nơi làm việc thể hiện trong Bô luật Hình sự 1999, Bộ luật Lao động 2012, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Bảo hiểm Y tế, Luật BHXH, Luật ATVSTP…
Bà Trần Thị Lan Anh – Giám đốc Văn phòng Giới SDLĐ (VCCI) nhấn mạnh, trong việc bảo đảm đời sống và ATLĐ cho NLĐ, DN không chỉ cần tuân thủ pháp luật còn phải tuân thủ những vấn đề “tốt hơn luật” để “giữ chân” NLĐ trong điều kiện chuyển dịch LĐ ngày càng mạnh mẽ.
Dự báo của SOS quốc tế, năm 2020, tỷ lệ dịch chuyển lao động thể đạt đến 60-80%. Cùng với đó, DN sẽ tránh được những chế tài xử phạt về tài chính nếu vi phạm quy định PL về ATVSLĐ. Bà Lan Anh cảnh báo, “dù chỉ là một số tiền nhưng có thể ảnh hưởng đến uy tín của NLĐ”.
Các phân tích về khung pháp lý liên quan đến trách nhiệm chăm sóc của NSDLĐ cũng cho thấy, pháp luật lao động Việt Nam cũng đã mở rộng phạm vi trách nhiệm chăm sóc đến tất cả các tổ chức Việt Nam cử người lao động đi làm việc ở nước ngoài và sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Thông qua đó, góp phần thúc đẩy một tiêu chuẩn chăm sóc tốt hơn vượt ra khỏi phạm vi nơi làm việc truyền thống, đến bất kỳ nơi nào người lao động được cử đi làm việc.
Tại hội thảo, ông Francis Chong, Tổng giám đốc International SOS Việt Nam nhấn mạnh: “Trách nhiệm chăm sóc không chỉ là trách nhiệm pháp lý, mà còn là một yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Cách thức chăm sóc nhân viên và người lao động sẽ phản ánh việc người sử dụng lao động đã bảo vệ những tài sản quý giá nhất của mình như các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp".