THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 06:53

Thu hẹp đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ

 

Thay mặt Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chín vấn đề đã được tiếp thu, chỉnh lý hoặc giải trình về dự thảo luật. 

Một trong những ý kiến được đưa ra thảo luận tại phiên họp liên quan Điều 30 của dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dự thảo luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng tách riêng trách nhiệm của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng như các hiệp hội ngành nghề khác. Theo giải trình của Ủy ban Kinh tế do Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh, việc tách riêng trách nhiệm như vậy là nhằm góp phần lựa chọn đối tượng hỗ trợ cho đúng, trúng, cũng như để các cơ quan quản lý Nhà nước dễ phối hợp trong việc thực hiện. 

Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Vinasme) cho rằng, dự án luật quy định vai trò trách nhiệm của hiệp hội là cơ sở pháp lý quan trọng để Vinasme cùng với VCCI và các hiệp hội ngành nghề khác chủ động phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừaTrên cơ sở này, sau khi luật được Quốc hội thông qua, Vinasme sẽ có các chương trình kế hoạch, hành động cụ thể đầy đủ các quy định của luật góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc.Việc quy định nhiệm vụ trách nhiệm tại Điều 30 cũng là cơ sở cũng là cơ sở xác định trách nhiệm của từng chủ thể tránh tình trạng quy định trách nhiệm chung chung.

Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, quy định như vậy là chưa đúng với vai trò của VCCI - cơ quan đại diện cho toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam theo Nghị quyết của Bộ Chính trị. Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị thế pháp lý và chức năng ngang hàng với các hiệp hội ngành hàng, đều là các tổ chức được thành lập theo ý chí tự nguyện của các hội viên, có điều lệ được Bộ Nội vụ phê duyệt, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, với nhiệm vụ chung là tập hợp, đại diện và hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên mà 97-98% trong đó là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, Chủ tịch VCCI cho rằng, việc giao toàn bộ chức năng hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam theo dự thảo luật cho Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa là chưa phù hợp với vị thế pháp lý của hiệp hội này. 

 

Bộ trường Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp

 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng không đồng ý với Chủ tịch VCCI. Cụ thể, VCCI, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa là hai tổ chức riêng biệt, có tôn chỉ, mục đích riêng. Các nội dung có ý kiến khác nhau này đã được nêu ra một vài lần trong các cuộc họp, hội thảo đã được tổ chức trước đây, nhưng Ban soạn thảo thấy không thể tiếp thu được ở giai đoạn này nên thể hiện như dự thảo luật. Cho rằng càng nhiều tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa càng tốt, nên Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị giữ nguyên như dự thảo luật về Điều 30. 

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu cần rà soát lại Điều 30 dự thảo luật để không làm mất đi vai trò của tổ chức nào, gồm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng như các hiệp hội ngành nghề khác. 

Ngoài ra, để bảo đảm tính khả thi trong khả năng nguồn lực có hạn, dự thảo luật cũng đã tiếp thu, bổ sung quy định về tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa như giảm mức trần về số lao động từ 300 xuống 200, bổ sung điều kiện lao động tham gia bảo hiểm xã hội, qua đó thu hẹp đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ theo luật. 

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2015, trong khoảng 480.000 doanh nghiệp đang hoạt động và có đăng ký mã số thuế, chỉ có 199.500 doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội, chiếm khoảng 42% tổng số doanh nghiệp. Việc bổ sung tiêu chí lao động tham gia bảo hiểm xã hội không chỉ thu hẹp đối tượng mà còn tạo cơ sở để doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ pháp luật về bảo hiểm xã hội. Đối với các đối tượng có trọng tâm cũng đã quy định rõ hơn về đối tượng, điều kiện, nội dung hỗ trợ; làm rõ chủ thể thực hiện hỗ trợ và quy định cụ thể trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. 

Đánh giá cao việc giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật lần này, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đồng ý với đề nghị giảm mức trần lao động từ 300 xuống 200, bởi cho rằng hiện nay có nhiều người bắt đầu thành lập doanh nghiệp (khởi nghiệp) bằng cách sử dụng nhiều máy móc, nên không sử dụng nhiều lao động phổ thông. Vì thế, việc hạ điều kiện về số lượng lao động là hợp lý.

 

Tăng thời gian chất vấn tại  Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV lên 3 ngày

Chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 9 tiếp tục với phần “Một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV”.Báo cáo phiên họp, ông Nguyễn Hạnh Phúc – Tổng thư ký của Quốc hội cho biết, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 là 21 ngày rưỡi. Quốc hội họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 22/5/2017 và dự kiến bế mạc vào ngày 20/6/2017, không kể ngày thứ 7 và Chủ nhật.

Kỳ họp này, Quốc hội dành gần 13 ngày cho công tác lập pháp trong đó chủ yếu là xem xét, thông qua 13 dự án luật, 3 dự thảo Nghị quyết, cho ý kiến về 4 dự án luật.Các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát cũng được Quốc hội dành hơn 6 ngày. Thời gian dành cho khai mạc, bế mạc, thông qua luật, nghị quyết khoảng 2,5 ngày.

Thường vụ Quốc hội cũng đồng tình với việc tăng thời gian chất vấn lên 3 ngày trong kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV tới. . Như vậy, so với kỳ họp trước, thời gian chất tăng nửa ngày so với trước đây.

THÁI AN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh