Doanh nghiệp Việt- Nhật tìm kiếm cơ hội hợp tác trong nông nghiệp
- Huyệt vị
- 13:09 - 29/09/2016
Tham gia Đối thoại lần này, ngoài lãnh đạo các cơ quan của hai Bộ còn có lãnh đạo UBND các tỉnh: Lâm Đồng, Nghệ An, Tây Ninh và 50 doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Mục đích của Đối thoại lần này là đánh giá các hoạt động hợp tác thực hiện trong khuôn khổ “Tầm nhìn trung và dài hạn hợp tác nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản”, nhằm tạo ra chuỗi giá trị thực phẩm ở Việt Nam thông qua liên kết công tư. Diễn đàn là nơi trao đổi giữa các doanh nghiệp và cơ quan Chính phủ của hai nước Việt nam – Nhật Bản....
Nhằm xúc tiến hợp tác giữa các đối tác thuộc hai nước, tại cuộc hội thảo này, nhiều doanh nghiệp tỉnh Nghệ An giới thiệu các hoạt động kinh doanh nông nghiệp và tầm nhìn của họ đến các đối tác Nhật Bản, đồng thời kết hợp với hoạt động triển lãm các sản phẩm ngay tại hội trường.
Trên 30 doanh nghiệp và cơ quan Nhật Bản cũng chia sẻ các ý tưởng kinh doanh nhằm tìm kiếm hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. Cuộc hội thảo này được mong đợi sẽ thúc đẩy sự phát triển của chuỗi giá trị nông sản tại Nghệ An.
Phát biểu tại hội thảo, ông Kaioko, Phó Trưởng phòng Đại diện văn phòng JICA tại Việt Nam cho biết, thời gian qua, tỉnh Nghệ An luôn coi việc nâng cao năng suất và giá trị gia tăng là vấn đề chủ chốt và từng bước khắc phục khó khăn tồn tại để thiết lập mô hình xây dựng chuỗi giá trị nông sản thực phẩm.
Để nâng cao năng suất, JICA hỗ trợ xây dựng hệ thống thủy lợi đồng thời phối hợp quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp.
Ông Kaiko cũng cho rằng, để cung cấp các loại nông sản ra thị trường một cách liên tục, ổn định và có giá trị thì việc gắn kết từ khâu sản xuất, chế biến đến phân phối bằng hợp đồng sẽ là một cách làm hay.
Hiện Việt Nam là một trong những quốc gia trồng lúa vào diện nhiều nhất thế giới. Công ty quan tâm tới khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long vì đây là vựa lúa của Việt Nam .
Bài trình bày của Đại diện Công ty TNHH Kubota Việt Nam nhận được nhiều sự chú ý của đại biểu tham dự hội thảo. Bởi đây là công ty chuyên cung cấp các loại máy phục vụ cơ giới hóa trong nông nghiệp như: máy cấy lúa, máy gặt đập liên hơp.
Đại diện công ty cho rằng, Việt Nam nên dần chuyển đổi từ máy cày, máy kéo cũ sang các loại máy kéo mới để đạt năng suất cao hơn, giảm lao động trong nông nghiệp. Công ty cũng đề xuất tỉnh Nghệ An thực hiện mạnh mẽ hơn cơ giới hóa nông nghiệp.
Hiện Nghệ An canh tác hầu như 100% bằng máy cày động cơ, các loại máy kéo đã qua sử dụng. Việc cấy cày tại địa phương gần như chưa được cơ giới hóa. Theo đó, để việc cơ giới hóa đạt hiệu quả, giải phóng sức lao động các chính sách hỗ trợ từ chính quyền là rất cần thiết.
Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp của Nghệ An cũng mong nhận được sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp Nhật Bản trong việc hợp tác về kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực.
Trên 30 doanh nghiệp và cơ quan Nhật Bản cũng chia sẻ các ý tưởng kinh doanh nhằm tìm kiếm hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. Cuộc hội thảo này được mong đợi sẽ thúc đẩy sự phát triển của chuỗi giá trị nông sản tại Nghệ An.
Vào tháng 6/2014, cuộc Đối thoại cấp cao giữa Việt Nam và Nhật Bản đã hướng tới tầm nhìn trung và dài hạn về việc thiết lập chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam, và đã được chính phủ hai nước thông qua vào tháng 8/2016. Khung hợp tác này có mục đích thúc đẩy sự trao đổi và hợp tác giữa hai nước nhằm phát triển chuỗi giá trị nông sản trong sự hợp tác với khu vực tư nhân.
Căn cứ vào chính sách hợp tác này, JICA đã triển khai Dự án “Hợp tác Kỹ thuật về Quy hoạch Phát triển Ngành Nông nghiệp tại Nghệ An” để thiết lập chuỗi giá trị nông sản hướng tới không chỉ thị trường Việt Nam mà cả thị trường thế giới.
Tỉnh Nghệ An được chọn là một trong các địa bàn mẫu để phát triển chuỗi giá trị nông sản. Lý do là vì Nghệ An, địa phương được đánh giá là “Việt Nam thu nhỏ”, có điều kiện địa lý đa dạng, bao gồm cả biển, đồng bằng và đồi núi. Nhờ có sự đa dạng của điều kiện tự nhiên, nhiều giống cây trồng hiện đang được sản xuất tại địa phương như rau và lúa chất lượng cao được canh tác trên những đồng bằng phù sa, chanh leo và cam có giá trị cao trên thị trường quốc tế được trồng ở vùng đồi núi, cùng với đó là sản phẩm gừng và chè an toàn, chất lương cao được trồng ở khu vực miền núi của tỉnh.