THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:11

Doanh nghiệp của 'đại gia điếu cày' tiếp tục xây dựng không phép giữa Thủ đô Hà Nội

Xây không phép trên khu đất CC2 nhiều lùm xùm

Khu đất kí hiệu CC2 thuộc dự án phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, Hà Nội), trước đấy thuộc Tổng Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD-Bộ Xây dựng). Ngày 11/4/2002, HUD kí hợp đồng kinh tế chuyển giao hạ tầng khu đất CC2 cho Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 (Nay là Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên) của “đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản.

Theo quy hoạch, khu đất CC2 có chức năng sử dụng đất Văn phòng - Khách sạn, cây xanh...

Hiện trạng ô đất CC2 đã được đầu tư xây dựng xong công trình khách sạn mang tên Mường Thanh với diện tích khoảng 1.944 m2 và đang trong quá tình hoạt động; phần còn lại khoảng 2.545 m2 được quy hoạch gồm các công trình phụ trợ bao gồm diện tích đất cây xanh 500 m2, diện tích bể bơi khoảng 500 m2, nhà dịch vụ 135 m2, diện tích bãi đỗ xe ngoài trời khoảng 500 m2, nhà bảo vệ 18 m2, phần còn lại là sân đường nội bộ rộng khoảng 892 m2.

Khu vực công trình tạm do Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên xây dựng trên đất được quy hoạch làm cây xanh, bãi đỗ xe ngoài trời, bể bơi. (Ảnh: Thời đại, ảnh chụp năm 2017)

Tuy nhiên năm 2016, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên (doanh nghiệp) đã phá dỡ công trình cũ cao 5 tầng (bản chất công trình này trước đây không có giấy phép - PV) và sau đó xây dựng công trình 2 tầng hầm nằm trên diện tích 2.545 m2 nói trên để làm dự án bãi đỗ xe cao tầng kết hợp trung tâm tiệc cưới.

Điều đáng nói, công trình đồ sộ này được xây dựng khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tháng 12/2016, khi phát hiện Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên thi công công trình không có giấy phép xây dựng (GPXD), Đội TTXD quận Hoàng Mai đã tiến hành lập Biên bản vi phạm; UBND phường Đại Kim đã ra Quyết định đình chỉ thi công công trình vi phạm này.

Cụ thể, cơ quan chức năng (đại diện UBND phường Đại Kim, TTXD quận Hoàng Mai) đã liên tiếp lập biên bản vi phạm hành chính đối với Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên, do ông Lê Thanh Thản làm Giám đốc về hành vi: Xây dựng công trình khi chưa có GPXD.

Đồng thời, yêu cầu chủ đầu lập tức ngừng thi công; phải tự phá dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm.

“Hợp sức” cho công trình không phép?

Tưởng chừng sau “rừng” quyết định nêu trên, doanh nghiệp do “đại gia điếu cày” làm chủ sẽ chấp hành các quy định của pháp luật. Nhưng ngược lại, doanh nghiệp lại tìm cách lách luật để có thể vi phạm nghiêm trọng hơn về trật tự xây dựng ngay giữa Thủ đô.

Cụ thể, tháng 2/2018, doanh nghiệp này có văn bản gửi lên Sở Xây dựng Hà Nội về việc xin xây dựng công trình tạm để phục vụ thi công sửa chữa cải tạo và nâng cấp Khách sạn Mường Thanh tại lô đất CC2, khu Bắc Linh Đàm, với nội dung sửa chữa, cải tạo, nâng cấp lắp đặt thiết bị bên trong công trình.

Tới tháng 5/2018, doanh nghiệp lại đề xuất xây dựng tạm công trình nhà thép mái tôn với quy mô khoảng 1.500 m2 trên diện tích 2.545 m2 đang lập dự án điều chỉnh quy hoạch thuộc lô đất CC2.

Tới tháng 11/2018, trung tâm tiệc cưới hoành tráng được Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên xây dựng không phép trên khu vực được quy hoạch xây dựng cây xanh, bãi đỗ xe và nhà tạm. (Ảnh: Chung Đức).

Ngược lại, thay vì xử lí nghiêm công trình không phép, tháng 7/2018, UBND quận Hoàng Mai đã xin ý kiến tham vấn Sở Xây dựng về việc xây dựng công trình tạm của doanh nghiệp.

Sau đó, Sở Xây dựng có văn bản cho ý kiến, trong đó nêu việc chấp thuận cho doanh nghiệp này xây dựng công trình tạm phục vụ việc cải tạo nâng cấp công trình Khách sạn Mường Thanh.

Trong đó, Sở Xây dựng yêu cầu doanh nghiệp này chỉ được phép xây dựng khi đảm bảo các điều kiện và mục đích nhằm phục vụ thi công: Văn phòng làm việc, lán trại cho công nhân ăn nghỉ tại công trường, nhà kho, nhà sản xuất tại chỗ phục vụ thi công xây dựng, các công trình dẫn dòng thi công, đường thi công, trạm trộn bê tông...

Đáng chú ý, Sở Xây dựng cũng yêu cầu sau khi hoàn thiện việc sửa chữa cải tạo Khách sạn Mường Thanh, chủ đầu tư phải tự dỡ bỏ công trình tạm nếu không sẽ bị cưỡng chế (các công trình tạm chỉ được cấp phép tồn tại đến khi hoàn thành xong việc cải tạo sửa chữa công trình khách sạn hoặc trong thời hạn tối đa 12 tháng).

Đồng thời, Sở Xây dựng yêu cầu doanh nghiệp không được phép sử dụng tầng hầm công trình đang vi phạm. Trong quá trình sử dụng, khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dỡ bỏ công trình tạm, doanh nghiệp phải thực hiện việc tháo dỡ vô điều kiện.

Sở Xây dựng Hà Nội cũng yêu cầu UBND phường Đại Kim, Đội Thanh tra xây dựng quận Hoàng Mai quản lí, giám sát việc đầu tư xây dựng và sử dụng công trình đúng mục đích đã được chấp thuận, nếu chủ đầu tư vi phạm các quy định về đầu tư xây dựng hoặc sử dụng sai mục đích phải kịp thời xử lí và báo cáo lên UBND quận Hoàng Mai.

"Hóa phép" từ công trình tạm thành Trung tâm tiệc cưới hoành tráng

Mặc dù Sở Xây dựng Hà Nội, UBND quận Hoàng Mai đã có các văn bản nêu rõ về việc doanh nghiêp phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật như Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 59/2015 về quản lí đầu tư xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành khi xây dựng công trình tạm nhưng doanh nghiệp do "đại gia điếu cày" làm chủ lại phớt lờ tất cả chi đạo này.

Trung tâm tiệc cưới hoành tráng được xây dựng không phép giữa Thủ đô. (Ảnh: Chung Đức).

Cụ thể, chưa đầy 6 tháng kể từ tháng 7/2018 tới tháng 11/2018, thay vì phá dỡ công trình tạm nhằm phục vụ việc cải tạo và nâng cấp khách sạn Mường Thanh, doanh nghiệp đã xây dựng Trung tâm tiệc cưới hoành tráng, kiên cố.

Trung tâm tiệc cưới Mường Thanh bề thế nằm trên diện tích khu đất vốn là đất công cộng, cây xanh được quảng cáo là nhà hàng tiệc cưới hiện đại và sang trọng nhất. Nhà hàng được chủ đầu tư trang bị thiết bị nội thất, âm thanh, ánh sáng hiện đại, cao cấp. Mỗi chi tiết trong nhà hàng đều được chăm chút trang trí tỉ mỉ.

Không chỉ vậy doanh nghiệp vẫn đưa vào hoạt động 2 tầng hầm mà Sở Xây dựng cũng yêu cầu không được phép sử dụng.

Điều kì lạ tiếp theo về công trình sai phạm của "đại gia điếu cày" là Cảnh sát PCCC TP Hà Nội vẫn cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cho công trình Văn phòng tạm phục vụ cải tạo công trình.

Như vậy bằng việc bất chấp pháp luật, doanh nghiệp của "đại gia điếu cày" đã "hô biến "khu đất công cộng cây xanh thành công trình tạm. Rồi từ công trình tạm trở thành công trình kiên cố và không phép giữa lòng Thủ đô. Từ việc được phép xây dựng bãi đỗ xe ngoài trời khoảng 500 m2 có công suất 10 xe, doanh nghiệp đã xây dựng 2 tầng hầm đỗ xe sai phép.

Việc xây dựng Trung tâm tiệc cưới Mường Thanh trên khu đất CC2 của Doanh nghiệp xây dựng số 1 Điện Biên đã vi phạm nghiêm trọng Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 59/2015 về quản lí đầu tư xây dựng.

Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2018, các đội thanh tra xây dựng của Hà Nội đã kiểm tra 9.318 công trình, phát hiện và lập hồ sơ vi phạm 606 trường hợp (223 trường hợp không phép; 139 trường hợp sai phép, sai quy hoạch, sai thiết kế; 32 trường hợp ảnh hưởng công trình lân cận; 212 trường hợp xây dựng công trình trên đất công, đất nông nghiệp).

Tuy nhiên, không hiểu vì lí do gì, công trình sai phạm của doanh nghiệp do "đại gia điếu cày" làm chủ lại lọt qua những "con mắt thần" vê đảm bảo trật tự xây dựng của Thủ đô.

Xí nghiệp xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu được thành lập đầu những năm 90 của thế kỉ 20. Sau đó, xí nghiệp đổi thành Công ty tư nhân xây dựng số 1 Lai Châu, rồi tiếp tục đổi thành Công ty tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên (còn gọi là Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên), có trụ sở tại tỉnh Điện Biên, do ông Lê Thanh Thản làm giám đốc.

Năm 1993 - 1994, ông Lê Thanh Thản xây dựng khách sạn Điện Biên Phủ tại Điện Biên.

Năm 1996, tỉnh Lai Châu mua lại khách sạn và đối ứng bằng một khu đất khác. Ngay khi có lô đất mới, ông Thản đầu tư xây dựng khách sạn Mường Thanh đầu tiên, khai trương năm 1997. Đến nay, chuỗi khách sạn Mường Thanh đã phát triển đến con số 50, ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Ông Lê Thanh Thản cũng là chủ sở hữu của Công ty CP sản xuất - xuất nhập khẩu Bemes (BEMES CORP) ra đời từ năm 1992, trụ sở hiện nay tại tầng 1, chung cư CC2 Bắc Linh Đàm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Tháng 10/2012, Công ty CP Tập đoàn Mường Thanh đăng kí kinh doanh lần đầu với vốn điều lệ 200 tỉ đồng, địa chỉ tại số 25, tổ 21, phường Him Lam, TP Điện Biên Phủ, Điện Biên.

Đến giữa 2015, Công ty CP Tập đoàn Mường Thanh đều thuộc sở hữu của gia đình ông Lê Thanh Thản. Trong đó, ông Thản nắm giữ 70%, bà Lê Thị Hoàng Yến (con gái ông Lê Thanh Thản) nắm giữ 20%, 10% còn lại do ông Đỗ Trung Kiên (chồng bà Lê Thị Hoàng Yến) nắm giữ.

 

“Hợp sức” cho công trình không phép?

Tưởng chừng sau “rừng” quyết định nêu trên, doanh nghiệp do “đại gia điếu cày” làm chủ sẽ chấp hành các quy định của pháp luật. Nhưng ngược lại, doanh nghiệp lại tìm cách lách luật để có thể vi phạm nghiêm trọng hơn về trật tự xây dựng ngay giữa Thủ đô.

Cụ thể, tháng 2/2018, doanh nghiệp này có văn bản gửi lên Sở Xây dựng Hà Nội về việc xin xây dựng công trình tạm để phục vụ thi công sửa chữa cải tạo và nâng cấp Khách sạn Mường Thanh tại lô đất CC2, khu Bắc Linh Đàm, với nội dung sửa chữa, cải tạo, nâng cấp lắp đặt thiết bị bên trong công trình.

Tới tháng 5/2018, doanh nghiệp lại đề xuất xây dựng tạm công trình nhà thép mái tôn với quy mô khoảng 1.500 m2 trên diện tích 2.545 m2 đang lập dự án điều chỉnh quy hoạch thuộc lô đất CC2.

Ngược lại, thay vì xử lí nghiêm công trình không phép, tháng 7/2018, UBND quận Hoàng Mai đã xin ý kiến tham vấn Sở Xây dựng về việc xây dựng công trình tạm của doanh nghiệp.

Sau đó, Sở Xây dựng có văn bản cho ý kiến, trong đó nêu việc chấp thuận cho doanh nghiệp này xây dựng công trình tạm phục vụ việc cải tạo nâng cấp công trình Khách sạn Mường Thanh.

Trong đó, Sở Xây dựng yêu cầu doanh nghiệp này chỉ được phép xây dựng khi đảm bảo các điều kiện và mục đích nhằm phục vụ thi công: Văn phòng làm việc, lán trại cho công nhân ăn nghỉ tại công trường, nhà kho, nhà sản xuất tại chỗ phục vụ thi công xây dựng, các công trình dẫn dòng thi công, đường thi công, trạm trộn bê tông...

Đáng chú ý, Sở Xây dựng cũng yêu cầu sau khi hoàn thiện việc sửa chữa cải tạo Khách sạn Mường Thanh, chủ đầu tư phải tự dỡ bỏ công trình tạm nếu không sẽ bị cưỡng chế (các công trình tạm chỉ được cấp phép tồn tại đến khi hoàn thành xong việc cải tạo sửa chữa công trình khách sạn hoặc trong thời hạn tối đa 12 tháng).

Đồng thời, Sở Xây dựng yêu cầu doanh nghiệp không được phép sử dụng tầng hầm công trình đang vi phạm. Trong quá trình sử dụng, khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dỡ bỏ công trình tạm, doanh nghiệp phải thực hiện việc tháo dỡ vô điều kiện.

Sở Xây dựng Hà Nội cũng yêu cầu UBND phường Đại Kim, Đội Thanh tra xây dựng quận Hoàng Mai quản lí, giám sát việc đầu tư xây dựng và sử dụng công trình đúng mục đích đã được chấp thuận, nếu chủ đầu tư vi phạm các quy định về đầu tư xây dựng hoặc sử dụng sai mục đích phải kịp thời xử lí và báo cáo lên UBND quận Hoàng Mai.

"Hóa phép" từ công trình tạm thành Trung tâm tiệc cưới hoành tráng

Mặc dù Sở Xây dựng Hà Nội, UBND quận Hoàng Mai đã có các văn bản nêu rõ về việc doanh nghiêp phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật như Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 59/2015 về quản lí đầu tư xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành khi xây dựng công trình tạm nhưng doanh nghiệp do "đại gia điếu cày" làm chủ lại phớt lờ tất cả chi đạo này.

Cụ thể, chưa đầy 6 tháng kể từ tháng 7/2018 tới tháng 11/2018, thay vì phá dỡ công trình tạm nhằm phục vụ việc cải tạo và nâng cấp khách sạn Mường Thanh, doanh nghiệp đã xây dựng Trung tâm tiệc cưới hoành tráng, kiên cố.

doanh nghiep cua dai gia dieu cay tiep tuc xay dung khong phep giua thu do ha noi
Trung tâm tiệc cưới hoành tráng được xây dựng không phép giữa Thủ đô. (Ảnh: Chung Đức).

Trung tâm tiệc cưới Mường Thanh bề thế nằm trên diện tích khu đất vốn là đất công cộng, cây xanh được quảng cáo là nhà hàng tiệc cưới hiện đại và sang trọng nhất. Nhà hàng được chủ đầu tư trang bị thiết bị nội thất, âm thanh, ánh sáng hiện đại, cao cấp. Mỗi chi tiết trong nhà hàng đều được chăm chút trang trí tỉ mỉ.

Không chỉ vậy doanh nghiệp vẫn đưa vào hoạt động 2 tầng hầm mà Sở Xây dựng cũng yêu cầu không được phép sử dụng.

Điều kì lạ tiếp theo về công trình sai phạm của "đại gia điếu cày" là Cảnh sát PCCC TP Hà Nội vẫn cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cho công trình Văn phòng tạm phục vụ cải tạo công trình.

Như vậy bằng việc bất chấp pháp luật, doanh nghiệp của "đại gia điếu cày" đã "hô biến "khu đất công cộng cây xanh thành công trình tạm. Rồi từ công trình tạm trở thành công trình kiên cố và không phép giữa lòng Thủ đô. Từ việc được phép xây dựng bãi đỗ xe ngoài trời khoảng 500 m2 có công suất 10 xe, doanh nghiệp đã xây dựng 2 tầng hầm đỗ xe sai phép.

Việc xây dựng Trung tâm tiệc cưới Mường Thanh trên khu đất CC2 của Doanh nghiệp xây dựng số 1 Điện Biên đã vi phạm nghiêm trọng Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 59/2015 về quản lí đầu tư xây dựng.

Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2018, các đội thanh tra xây dựng của Hà Nội đã kiểm tra 9.318 công trình, phát hiện và lập hồ sơ vi phạm 606 trường hợp (223 trường hợp không phép; 139 trường hợp sai phép, sai quy hoạch, sai thiết kế; 32 trường hợp ảnh hưởng công trình lân cận; 212 trường hợp xây dựng công trình trên đất công, đất nông nghiệp).

Tuy nhiên, không hiểu vì lí do gì, công trình sai phạm của doanh nghiệp do "đại gia điếu cày" làm chủ lại lọt qua những "con mắt thần" vê đảm bảo trật tự xây dựng của Thủ đô.

Theo Vietnammoi

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh