THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 11:27

Đô Lương (Nghệ An): Nhiều giải pháp cho công tác giảm nghèo

 

Cùng với xây dựng nông thôn mới. Đến nay tất cả 33 đơn vị hành chính cấp xã trong huyện Đô Lương có 549 mô hình sinh kế như mô hình chăn nuôi dê; chăn nuôi trâu bò sinh sản, mô hình kinh tế đồi rừng, vườn rừng; mô hình ngành nghề thủ công như sản xuất gạch táp lô, xưởng rèn mộc, trồng nấm, mây tre đan…

Từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã có hàng nghìn hộ dân trên địa bàn Đô Lương có điều kiện chủ động phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo.

Trang trại gà hàng ngàn con của Nguyễn Hữu Đức, ở xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương.

Năm 2017, toàn huyện Đô Lương chỉ còn 2045 hộ nghèo, tỉ lệ 3,73%, giảm 676 hộ, 4440 hộ cận nghèo, tỉ lệ 8,09%. Trong năm 2017, Đô Lương có 1100 người đi xuất khẩu lao động sang các nước Nhật Bản, Malaisia, Đài Loan… Năm 2017 Đô Lương đã giải quyết việc làm cho 3700 lao động trong và ngoài tỉnh. Về công tác dạy nghề, huyện đa phối hợp với Trung tâm công tác xã hội, Trường Trung cấp KTKT Tây Nam Nghệ An đào tạo nghề cho 2220 lao động nông thôn…

Bên cạnh việc tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình xóa đói giảm nghèo. Đô Lương đã tích cực huy động sự vào cuộc tích cực của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp từ huyện đến xã trên địa bàn để bổ sung nguồn vốn hoạt động và thực hiện. Theo đó, UBND huyện đã trích 500 triệu đồng từ ngân sách địa phương bổ sung vào nguồn vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và giải quyết việc làm. Việc làm này mang một ý nghĩa sâu sắc, lớn lao cả về mặt chính trị và kinh tế, thể hiện sự ủng hộ quan tâm công tác giảm nghèo của địa phương, còn ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội là thể hiện trách nhiệm của các cấp, ngành cùng chung tay vì người nghèo.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh