CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:23

Điểm tựa cho người lao động khi gặp rủi ro

Điểm tựa cho người lao động khi gặp rủi ro - Ảnh 1.

Huấn Luyện ATLĐ cho công nhân lao động

Anh Nguyễn Văn Tuấn, quê Thanh Hóa vẫn nhớ như in ngày bị tai nạn lao động (TNLĐ). Trong lúc vận hành máy sản xuất gạch, không may chị bị máy cuốn vào, giám định thương tật sức khỏe mất 61%. Sau khi bị TNLĐ, chị không thể làm việc, nên ngoài trợ cấp TNLĐ hàng tháng thì không còn nguồn thu nào khác. Rất may, công ty chị làm việc đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) đầy đủ, nên chị được hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN); giúp gia đình đảm bảo một phần chi tiêu, lo liệu cuộc sống hàng ngày.

Cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn vì TNLĐ như anh Tuấn, anh Trần Văn Ngọc quê ở Ninh Bình mất 60 % sức khỏe. Sau khi bị tai nạn, công ty đứng ra lo đầy đủ các thủ tục, hồ sơ cho anh hưởng chế độ về hưu sớm. Hiện, mỗi tháng anh Ngọc được hưởng thêm tiền trợ cấp TNLĐ, BNN nên cũng có phần nào trang trải cho cuộc sống gia đình.

Cụ thể, từ ngày 1/7/2016, những nội dung về TNLĐ, BNN được thực hiện theo quy định của Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13. Theo đó, các nội dung do Quỹ TNLĐ, BNN chi gồm: Trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng; trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ, BNN hàng tháng; chi trợ cấp TNLĐ, BNN một lần (gồm trợ cấp một lần khi bị TNLĐ, BNN; trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ, BNN); cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị TNLĐ, BNN; đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng TNLĐ, BNN hàng tháng.

Ngoài ra, Luật ATVSLĐ còn bổ sung các khoản chi hỗ trợ như: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; chi phí giám định y khoa đối với trường hợp NLĐ chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và kết quả khám giám định đủ điều kiện để hưởng BHXH; chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hỉnh; chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người bị TNLĐ, BNN khi trở lại làm việc.

Nhận định của các chuyên gia, chính sách BHXH là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội ở nước ta. Trong đó, bảo hiểm TNLĐ, BNN là một thành phần, do người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng cho NLĐ, nhằm bảo đảm hơn đời sống của những lao động khi gặp các rủi ro TNLĐ, BNN.

Theo số liệu của Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tổng số tiền chi khám giám định thương tật bình quân giai đoạn 2018 – 2018 là 1.840 triệu đồng/năm, trong khi giai đoạn 2013 – 2015 chưa phát sinh. Số chi trợ cấp một lần bình quân giai đoạn 2016 – 2018 là 147.584 triệu đồng/năm; trong khi con số này giai đoạn 2013 – 2015 là 125.803 triệu đồng/năm, tăng 17,3% so với số chi bình quân giai đoạn 2013 – 2015, tương đương 21.781 triệu đồng/năm. Số chi trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng bình quân 425.471 triệu đồng/năm, giai đoạn 2016 – 2018, tăng 31.1% so với gia đoạn 2013 – 2015, tương đương 107.259 triệu đồng/năm…

Bên cạnh đó, việc chi trả chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN cho trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng hay trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hỉnh; trợ cấp phục vụ TNLĐ, BNN hàng tháng; trợ cấp chuyển đổi nghề; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe… giai đoạn 2016 – 2018 cũng đều tăng so với gia đoạn 2013 – 2015. Trong đó, số chi trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 65,2% tổng số chi các chế độ từ nguồn quỹ TNLĐ, BNN; số chi phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, với 0,007% tổng số chi các chế độ từ nguồn quỹ TNLĐ, BNN.

Nhiều doanh nghiệp và NLĐ có chung nhận xét, chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN có lợi và hỗ trợ tốt hơn cho NLĐ như: Giải quyết hưởng trợ cấp một lần cho NLĐ; quy định về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ khi trở lại làm việc; hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN. Điều đáng nói, các thủ tục hồ sơ chi trả không phức tạp, thời hạn giải quyết hưởng chế độ khá nhanh và linh hoạt… giúp NLĐ không may bị TNLĐ bớt được phần nào gánh nặng trong cuộc sống.

PHƯƠNG MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh