CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:10

Đề thi lạ ‘trắc nghiệm’ tiếng địa phương

Câu hỏi trên là câu số 2 trong đề thi khảo sát môn ngữ văn lớp 7, do Phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh ra.

 

Nhiều học sinh bỡ ngỡ khi đọc đề thi, câu số 2: “Hãy viết hai câu thơ sau bằng tiếng phố thông:Mô rú mô ri mô nỏ chộ/ Mô rào mô bể chộ mô mồ”.

Em Hùng, một học sinh lớp 7, cho rằng đề thi khó. Để làm được câu hỏi này, phải am hiểu vốn từ địa phương, kết cấu từ ngữ. Theo Hùng, em đã giải đề thi trên là: “Núi đâu rừng đâu đâu chẳng thấy/ Sông đâu biển đâu thấy đâu nào”.

Thầy Nguyễn Thanh Châu, Hiệu trưởng Trường THCS Thạch Bằng nói: “Kết thúc kỳ thi, một số thầy cô giáo cho rằng dịch nghĩa câu này hơi khó, vì học sinh còn hạn chế về từ ngữ địa phương”.

Thầy Phan Thanh Dân, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà, cho rằng hai câu thơ tiếng địa phương trong đề thi là để kiểm tra phần văn hóa địa phương đối với học sinh.

Theo thầy Dân, đáp án của câu hỏi trên được dịch là: Đâu núi đâu non đâu chẳng thấy/ Đâu sông đâu biển thấy đâu nào.

Trong ngôn ngữ địa phương Hà Tĩnh, “mô” là đâu, ở đâu. “Rú” là núi. “Mô ri” là ở đâu đây. “Nỏ” là không. “Nỏ chộ” là không thấy, chẳng thấy. “Rào” là sông. “Bể” là biển. “Mô mồ” là đâu nào.

Theo PNO

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh