Đẩy mạnh tuyên truyền để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Dược liệu
- 18:49 - 27/12/2022
- TP.HCM tuyên truyền về an ninh trật tự tại các khu nhà trọ công nhân
- Lâm Đồng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.
- Kom Tum: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới
- Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội TP.HCM: Tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm
Hội nghị có sự tham dự của gần 100 đại diện các cơ quan báo chí, truyền thông của Trung ương và địa phương tại TP.HCM.
Tại hội nghị, ông Hồ Hồng Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ TT&TT) cho biết, Hội nghị giúp tăng cường hơn nữa sự hiểu biết của phóng viên báo chí về mục tiêu, nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào tộc thiểu số, miền núi, tăng cường sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan báo chí, từ đó ngày càng nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin.
Ông Nguyễn Ngọc Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ TT&TT) cho biết, hiện nay vùng đồng bào ở các tỉnh phía Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Người dân tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo không chỉ nghèo về vật chất mà còn nghèo về thông tin. Do đó, việc đẩy mạnh cung cấp dịch vụ viễn thông tại những nơi này là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.
Để giúp người dân giảm nghèo thông tin, Nhà nước triển khai chính sách cung cấp dịch vụ bưu chính hữu ích, viễn thông hữu ích, tiếp cận thông tin qua báo chí và hỗ trợ thông tin thông qua hỗ trợ giảm nghèo Quốc gia.
Bên cạnh đó còn hỗ trợ miễn phí cho hộ nghèo, hộ cận nghèo dịch vụ thuê bao trả sau, hỗ trợ đầu thu kỹ thuật số để kết nối thông tin qua tivi; hỗ trợ, duy trì báo chí cung cấp thông tin cho đồng bào dân tộc (báo hình, báo in, báo nói). Dù vậy, vẫn cần tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa các chính sách để đẩy mạnh công tác tuyên truyền chương trình mục tiêu quốc gia về đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Cũng tại Hội nghị, ông Đinh Xuân Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Uỷ Ban Dân tộc, cho rằng, hiện nay chất lượng giáo dục và y tế ở các vùng miền núi rất thấp. Bên cạnh đó, các cấp uỷ chính quyền địa phương chưa chú trọng quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ là người dân tộc thiểu số. Chính sách còn chủ yếu là hỗ trợ chứ chưa có sự đầu tư cụ thể; một số chính sách chưa tạo động lực cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên phát triển.
Theo ông Thắng, mục tiêu cụ thể của chương trình là đến năm 2025 nâng mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số, miền núi tăng gấp 2 lần; tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 3%; tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt trên 98%; độ tuổi tiểu học là trên 97% và 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia BHYT; phấn đấu 50% số thôn, xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; trên 80% phụ nữ có thai được khám định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 15%...
“Từ nay đến 2025, chương trình sẽ tập trung truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Song song đó, kiểm tra, giám sát quá trình đánh giá tổ chức thực hiện chương trình, nhất là hiệu quả về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển kinh tế - xã hội”, ông Thắng nhận định.