Lâm Đồng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.
- Pháp luật
- 19:00 - 28/10/2022
- Tuyên truyền, đối thoại chính sách, pháp luật mới về bảo hiểm xã hội
- Quy định về thời giờ làm việc và một số nội dung liên quan đến pháp luật lao động
- Quảng Ninh: Đa dạng, linh hoạt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động
- Được pháp luật lao động điều chỉnh, người lao động giúp việc gia đình Việt Nam cần sự bảo vệ trên thực tế
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được Ngành xem là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định nhằm giúp cho các loại hình Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 11 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tỉnh Lâm Đồng.
Hiện nay, Lâm Đồng có 793.000 người trong độ tuổi lao động. Trong đó có 787.226 người có việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp; 0,74% ( 5.869 người ); thất nghiệp thành thị: 1.44%; thất nghiệp nông thôn: 0,33 %.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người sử dụng lao động và người lao động là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm nâng cao hiểu biết và thực thi pháp luật lao động để hạn chế phát sinh tranh chấp lao động và đình công; đồng thời xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa ổn định.
Sở LĐ-TB&XH đã chủ động phối hợp các Sở ban ngành tham mưu UBND tinh xây dựng chương kế hoạch triển khai thực hiệc tốt các chính sách lao động trong các doanh nghiệp; Hướng dẫn thực hiện ký kết hợp đồng lao động, xây dựng thang bảng lương , xây dựng Nội quy lao động ...
Hằng năm, Sở đã phối hợp Liên đoàn Lao động Tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng.... tổ chức Hội nghị, Hội thảo, tọa đàm, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động phòng chống cháy nổ..... Tổ chức 800 cuộc Hội nghị, Hội thảo, tọa đàm tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, có hơn 100.000 lượt người tham gia. In ấn hơn 700.000 tờ rơi, tranh áp phích, tài liệu tuyên truyền và khoảng 2000 tin bài phóng sự tuyên truyền phố biến pháp luật về Lao động, .... Qua đó tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc xử lý các mối quan hệ lao động tại các doanh nghiệp.
Thông qua các hoạt động thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động đã hướng dẫn cho người sử dụng lao động thực hiện tốt quy định của pháp luật; kịp thời trả lời giải đáp các vướng mắc, kiến nghị, hỏi đáp ... cho các doanh nghiệp. Tham gia các chương trình đối thoại trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài phát thanh truyền hình, Báo Lâm Đồng, trang Web của Sở LĐ-TB&XH, qua các mạng xã hội phổ biến như Zalo, facebook.... đáp ứng được nguyện vọng của người lao động và người sử dụng lao động.
Việc thực hiện công tác tuyên truyền đã nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao động và người lao động, qua đó chế độ, quyền lợi của người lao động được nâng lên; không xảy ra đình công và khiếu nại tập thể ở các doanh nghiệp, hạn chế tối đa tranh chấp lao động cá nhân …Qua đó, số người sử dụng lao động và người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN ngày càng tăng; năm 2012 có 2.300 doanh nghiệp và 66.700 lao động tham gia bảo hiểm xã hội đến năm 2022 tăng lên 3.700 Doanh nghiệp và 106.000 người tham gia Bảo hiểm xã hội ; mức thu nhập của người lao động được nâng lên từ 2,8 triệu đồng năm 2012 lên 6,5 triệu đồng năm 2022. Tỷ lệ thất nghiệp bình quân hằng năm đều thấp hơn cả nước (9 tháng năm 2022 trên địa bàn tỉnh là 0,71 %, trong khi cả nước là 2,35%); bình quân mỗi năm tổ chức hơn 50 phiên giao dịch việc làm trên địa bàn tỉnh để kết nối việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động; công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp mỗi năm hơn 30 ngàn người, qua đó nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh lên: 72,95 % và tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng chứng chỉ: 21,62 %.
Nhìn chung, thông qua công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, thực hiện đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẩn còn một số khó khăn như: Lực lượng thanh tra chuyên ngành lao động còn mỏng nên công tác kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp để phát hiện xử lý còn chậm. Một số doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vị trí vai trò pháp luật lao động, đặc biệt một số doanh nghiệp không thực hiện các quy định của pháp luật lao động như đã trốn đóng, chậm đóng, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH; đồng thời nợ BHXH kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ; trong thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH sẽ thường xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp và người lao động, thông qua đó giải quyết kịp thời các kiến nghị, vướng mắc nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động .
Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các ngành chức năng để thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về lao động; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn giúp các doanh nghiệp nắm bắt và thực thi pháp luật có hiệu quả hơn.
Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trên tỉnh Lâm Đồng, Sở LĐ-TB&XH đã vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen .