Đầu tư tại Huế, doanh nghiệp phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội
- Huyệt vị
- 07:29 - 09/11/2021
- Thừa Thiên Huế cần hơn 5.913 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội đến năm 2030
- Thừa Thiên Huế triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong rà soát hộ nghèo, điều tra cung cầu lao động
- Thừa Thiên Huế lựa chọn khu nghỉ dưỡng, KDL ven biển để mở cửa du lịch
- Xem xét cơ chế, chính sách đặc thù cho Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế
- Doanh nghiệp tại Huế kiến nghị đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động trở về từ vùng dịch
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt Đề án “Phát triển doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025”. Theo đó, địa phương này đặt ra mục tiêu phát triển đến năm 2025 sẽ có ít nhất 8.500 doanh nghiệp đang hoạt động, đạt 70 doanh nghiệp/vạn dân, tăng 1,5 lần so với năm 2020. Lao động trong doanh nghiệp đạt khoảng 92.000 người, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2021 - 2025 đạt 1,5-3%/năm.
Thừa Thiên Huế cũng mong sẽ tăng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn, đạt khoảng 1.500 triệu USD năm 2025. Tổng vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp đạt khoảng 22.000 tỷ đồng. Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 5.500 tỷ đồng, chiếm từ 50-55% tổng thu ngân sách của tỉnh.
Để thực hiện mục tiêu trên, Thừa Thiên Huê sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp về các cơ chế, chính sách phù hợp; đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp; xúc tiến thương mại, đầu tư. Đồng thời, địa phương này sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của các cấp chính quyền.
Quan điểm phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế là sẽ tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp có trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào nhóm đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, sẽ tập trung kêu gọi các Tập đoàn lớn tham gia đầu tư các dự án công nghiệp, du lịch, dịch vụ; khuyến khích doanh nghiệp duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở khai thác thế mạnh, đặc thù của địa phương. Qua đó, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, các doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật. Đẩy mạnh tái cơ cấu, liên kết, hợp tác kinh doanh, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ số, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp cũng phải nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tinh thần liêm chính trong kinh doanh, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.