THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 09:20

Dâu Hạ Châu "cây xóa nghèo" ở Trà Vinh

 

Theo một số lão nông có kinh nghiệm làm vườn lâu năm ở Trà Vinh cho biết, dâu Hạ Châu theo cách gọi dân gian là dâu miền dưới, có phẩm chất vượt trội thơm ngon, ngọt hơn các giống dâu khác ở khu vực đồng bằng sông Cử Long. Giống dâu Hạ Châu được một lão nông ở huyện Phong ĐIền, TP Cần Thơ chọn lọc, ươm giống trồng từ hạt vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước. Hiện nay giống dâu Hạ Châu được nhân rộng trồng ở nhiều tỉnh, thành vùng Tây Nam bộ, nhưng “thủ phủ chính” của loại trái cây đặc sản này vẫn là huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ.

   Dâu Hạ Châu mùa trái chín

         Tại Trà Vinh, một trong những người đi tiên phong về mô hình chuyên canh giống dâu Hạ Châu là lão nông Nguyễn Tấn Phát, ở khóm 2, thị Trấn Càng Long, huyện Cành Long. Ông vốn là người rất ham học hỏi những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt các loại cây ăn trái đặc sản cho giá trị kinh tế cao. Khoảng gần 10 năm trước, sau khi đọc một số tài liệu khuyến nông trên báo chí và xem đài truyền hình địa phương giới thiệu về ưu điểm của giống dâu Hạ Châu, ông đã lặn lội xuống tận xã Phú Khánh, huyện Phong Điền (TP. Cần Thơ) để tìm hiểu cách trồng cây dâu Hạ Châu theo kỹ thuật mới, rồi mua cây giống về trồng thử nghiệm.

Dâu Hạ Châu trồng theo kỹ thuật mới

Ông Nguyễn Tấn Phát cho biết, dâu Hạ Châu là loại cây đơn tính, có cây đực và cây cái riêng biệt, nên điều kiện cơ bản đầu tiên để cây kết trái là có sự thụ phấn từ hoa của cây đực sang nướm nhụy hoa cái. Chính vì đặc tính này mà trước đây, khi trồng dâu Hạ Châu các nhà vườn phải trồng xen cây đưc trong vườn, với tỷ lệ là khoảng 100 cây cái thì xen 10 cây đực, xen kẽ càng đều thì tỷ lệ cho trái càng cao. Tuy nhiên cách trồng xen kễ theo kinh nghiệm truyền thống có một nhược điểm lớn là chiếm một phần đất đai, gây lãng phí, nên sau nhiều năm tìm tòi nghiên cứu, các nhà vườn ở thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ đã thành công trong kỹ thuật ghép cành dâu đực trên nhánh cây dâu cái. Kỹ thuật ghép cũng đơn giản, cứ xen kẽ cách 1 – 2 cây cái thì ghép 1 nhánh cây đực và bắt đầu tiến hành ghép khi cây dâu cái trồng được 2 – 3 năm tuổi.

Dâu Hạ Châu mùa thu hoạch

Phương pháp kỹ thuật mới này không chỉ giúp cho cây dâu cho sai trái, năng suất cao mà còn tiết kiệm được diện tích đất đai, tăng giá trị kinh tế trên cùng diện tích đất. Cây dâu Hạ Châu ít chịu nắng, nên ban đầu phải trồng xen với các loại cây ăn trái khác như cam, quýt đến khi cây dâu đã trưởng thành mới bắt đầu đốn hạ dần những loại cây trồng xen để cây dâu phát triển. Dâu Hạ Châu phát triển rất nhanh chỉ sau 3 năm trồng là cho lứa trái đầu tiên, từ năm thứ 4 thì cho trái ổn định với 3 vụ/năm (vụ nghịch mùa chín vào tháng 5 âm lịch, vụ mùa chính chín vào tháng 8 âm lịch và vụ mùa muộn chín vào tháng 11 AL).

Dâu Hạ Châu theo thương tỏa đi khắp vùng sông nước miền tây Nam bộ

Dâu Hạ Châu có trái màu vàng nhạt, vỏ mỏng, buồng dài, mỗi trái có từ 3 -  4 múi, có vị chua chua, ngọt ngọt mùi thơm hấp dẫn. Hiện nay gia đình ông có gần 100 gốc dâu Hạ Châu đã cho trái ổn định 3 vụ/năm, với bình quân 600 kg/cây/vụ, giá bán từ 8.000 – 10.000 đồng/kg, thu nhập khá cao và rất ổn định, đạt khoảng 45 trIệu đồng/vụ (một năm dâu Hạ Châu thu hoạch 3 vụ). Hiện nay, cùng với những giống cây ăn trái đặc sản khác, giống dâu Hạ Châu đã thực sự bám rễ ở Càng Long, là một trong hai địa phương có truyền thống trồng cây ăn trái của Trà Vinh, với nhiều nhà vườn chuyên canh quy mô lớn, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi vụ

Luong Định

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh