THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 11:10

Đánh thức tiềm năng du lịch Van Ninh

 

Đánh thức hết tiềm năng hai danh thắng này cũng là cách đưa đến những khám phá thú vị, những hình ảnh về đất nước-con người Khánh Hòa nói riêng, Việt Nam nói chung đến khách tham quan trong và ngoài nước.

Mũi Đôi thuộc xã Vạn Thạnh, (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) là điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam. Nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Với những nét độc đáo về văn hóa và lịch sử hình thành tự nhiên, Mũi Đôi đã được Bộ Văn hóa Thể thaoDu lịch công nhận là di tích quốc gia về danh lam thắng cảnh.

Những du khách có kinh nghiệm du lịch Mũi Đôi, vui vẻ cho biết, bạn có thể đến Mũi Đôi lúc nào cũng được, khung cảnh ở đây đẹp ấn tượng mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, thời điểm tuyệt nhất để tham quan, khám phá vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc và tĩnh lặng của Mũi Đôi chính là khi bình minh ló dạng hoặc hoàng hôn buông xuống.

Du lịch Mũi Đôi vào buổi sáng tinh mơ, bạn không chỉ được chứng kiến cảnh tượng lãng mạn cả một vùng biển bao la tràn ngập ánh đỏ rực rỡ mà còn như được hòa chung với không khí đặc trưng riêng chỉ có ở vùng biển này. Từ lâu, Mũi Đôi đã để lại dấu ấn với nhiều háo hức cho bất kể du khách nào khi thích loại hình du lịch dã ngoại.

                                                  Cột mốc Mũi Đôi

Đường đến Mũi Đôi cũng không còn khó khăn như trước. Chỉ cách trung tâm TP.Nha Trang hơn 60km. Từ các tỉnh có thể đi tàu hỏa, đi máy bay hoặc ô tô đến Nha Trang rồi dy chuyển đến xã Vạn Thạnh sau đó đi bộ dọc bãi cát, rồi leo qua nhiều đồi cát sẽ đến Mũi Đôi. Đối với những người thích “phượt” bằng xe máy có thể chạy thẳng xe máy đến tận Mũi Đôi, vì bên cạnh các roi cát còn có những con đường đất cứng.

Để thưởng thức trọn vẹn cảnh đẹp ở Mũi Đôi, du khách nên mang theo các dụng cụ để cắm trại. Tại Mũi Đôi có nhiều bãi đá bằng phẳng thích hợp cho các đoàn khách du lịch cắm trại, để tự trải nghiệm màn đêm buông xuống ở Mũi Đôi. Và đặc biệt, khi trời tảng sáng, ngắm ánh bình minh từ Mũi Đôi này là điều mà hầu như ai cũng thích thú.

                                                     Bình minh trên Mũi Đôi

Sau khi trải nghiệm đêm ở Mũi Đôi và ngắm ánh bình minh, khách du lịch sẽ được đắm mình trong làn nước biển trong xanh ở Mũi Đôi. Biển ở đây hoang sơ nhưng không có các luồng nước xoáy. Cũng tại Mũi Đôi khách sẽ được nghe kể những câu chuyện về lịch sử hình thành rất độc đáo của vùng biển này.

Điểm độc đáo của Mũi Đôi là tất cả các kiến tạo hầu như đều do tự nhiên mà thành, những tảng đá khổng lồ xếp chồng lên nhau, đặc biệt hai tảng đá to nhô ra biển. Vì là điểm đón ánh bình minh đầu tiên nên cùng với việc đưa khu vực Mũi Đôi vào khai thác nuôi chim yến, tham quan du lịch thì vẫn bảo tồn nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ vốn có của Mũi Đôi

Biển Đại Lãnh cũng là điểm nhấn quan trọng của Vạn Ninh. Bãi biển Đại Lãnh cách thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) khoảng 80km, được xếp vào một trong những bãi biển tự nhiên đẹp nhất Đông Nam Á và là niềm tự hào của người dân Khánh Hòa.

                                                     Cần đánh thức hết tiềm năng du lịch của Đại Lãnh

Toàn bộ bãi biển rộng vài ha, được tạo nên bởi bãi cát trắng mịn màng tinh khiết, kéo dài. Biển Đại Lãnh có độ thoải lớn và làn nước trong xanh có thể nhìn rõ tận đáy. Hầu như chưa từng xuất hiện các sự cố như; sứa tấn công, nhím biển đâm…bãi biển này. Biển thoai thoải, rất an toàn cả cho người lớn lẫn trẻ em. Trải dài trên triền cát là những dãy phi lao nối dài chạy tít tắp, nốn mùa xanh tươi. Dẫu không có nguy hiểm hay sự cố xảy ra ở bãi biển này suốt bao nhiêu năm nay, nhưng vẫn có một lực lượng cứu hộ hùng hậu để trợ giúp cho khách đến tắm gặp bất cứ sự cố nào. Các nhân viên cứu hộ này còn kiêm luôn cả người hướng dẫn du lịch cho khách.

Sự quyến rũ tự nhiên Đại Lãnh, khiến cho vua Minh Mạng trong một lần ghé qua đã mê đắm và dừng lại rất lâu. Nhiều người già sống bên bãi biển này cho biết; nghe nói nhà vua đang cùng cả một đoàn quân hùng hậu đi vi hành, nhưng khi đến bãi biển Đại Lãnh đã cho tất cả binh lính cùng dừng lại để thưởng lãm cảnh đẹp của bãi biển tự nhiên này. Sau đó, năm 1836, vua Minh Mạng đã cho thợ chạm hình phong cảnh này vào một trong chín chiếc đỉnh đồng (Cửu Đỉnh) lớn được trang trí trước sân Thế Miếu ở Huế. Năm 1853, dưới triều vua Tự Đức, tên Đại Lãnh chính thức có tên trong từ điển do triều đình tổ chức biên soạn. Điều này đã chứng minh sự hấp dẫn của Đại Lãnh đối với người đứng đầu triều đình phong kiến ngày ấy.

Hiện nay, trừ những ngày biển động, còn bất cứ lúc nào du khách cũng có thể lên thả mình chiêm ngưỡng và tắm táp tại biển Đại Lãnh. Vừa tắm biển vừa có thể ngắm đèo Cả, một trong những con đèo đã đi vào thi ca của Việt Nam qua bài thơ Đèo Cả của nhà thơ Hữu Loan. Ở bãi biển Đại Lãnh còn có một bãi đá tuyệt đẹp quay ra biển, sóng dội quanh năm tạo ra những âm thanh vi vu nghe như là tiếng của cả trùng khơi vọng về. Bãi tắm thỉnh thoảng còn có khe nước vừa mặn, vừa ngọt phân chia ranh giới tùy theo thủy triều vào, ra. Rải rác theo bờ đá, là những người ngư dân miệt mãi đi câu mực, lặn tôm hùm, bắt nhím biển. 

Đông Hưng/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh