THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 01:57

Thúc đẩy du lịch, công việc cấp thiết của các nước APEC

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Bộ trưởng Thương mại và Du lịch Peru Magali Silva khẳng định, thúc đẩy du lịch được xem là công việc cấp thiết của các nước thành viên APEC trong bối cảnh hiện nay, khi lĩnh vực này là lực đẩy quan trọng cho nhiều nền kinh tế thành viên APEC. Trong khi đó, ông Alan Bollard, Tổng Giám đốc Ban Thư ký APEC cho biết: “APEC mong muốn thu hút 800 triệu khách du lịch vào năm 2025. Thúc đẩy số lượng khách du lịch tại khu vực sẽ là cú hích lớn cho các nền kinh tế. Nếu đạt được lượng khách mong đợi như trên, chúng ta có thể đóng góp 3.800 tỉ USD vào nền kinh tế khu vực, tạo ra 21,1 triệu việc làm và giúp 15,2 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói”.

Báo cáo tại hội nghị cho biết, lượng khách du lịch đến các nước APEC tăng trưởng 4,5%/năm trong giai đoạn 1995 - 2010. Tuy nhiên, kể từ năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng giảm xuống còn 4,3%, khiến nhiều quốc gia phải đưa ra nhiều biện pháp thúc đẩy du lịch, đi lại. Theo một nghiên cứu thị trường của Cơ quan Hỗ trợ chính sách APEC, nhằm lấy lại đà tăng trưởng khách du lịch, các nước thành viên có thể triển khai các chính sách như miễn thị thực (visa), tăng các chuyến bay thẳng, nâng cao chất lượng sân bay, cải thiện dịch vụ du lịch... Bên cạnh đó, TS Denis Hew, Giám đốc Cơ quan Hỗ trợ chính sách APEC cho rằng: “Việc phối hợp giữa người dân, doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa phương là điều cần thiết để thúc đẩy ngành du lịch, cải thiện đời sống người dân”.

Trước đó, tại Phiên họp Nhóm công tác du lịch APEC lần thứ 48 tại Lima, Peru (trong hai ngày 25, 26/5), Cơ quan Hỗ trợ đề xuất chính sách APEC (PSU) đã trình bày nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến thu hút khách du lịch quốc tế đã khẳng định tác động mạnh mẽ của chính sách tạo điều kiện về thị thực nhập cảnh đối với thu hút khách du lịch quốc tế từ nghiên cứu của APEC và thực tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy thị thực nhập cảnh có tác động lớn nhất đến sức hút của điểm đến du lịch. Kết quả nghiên cứu của PSU thể hiện khá rõ thực tế đối với du lịch Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Nhằm hỗ trợ ngành du lịch thu hút khách du lịch quốc tế, Chính phủ đã miễn thị thực nhập cảnh cho công dân mang hộ chiếu phổ thông từ năm nước Tây Âu, bao gồm Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italia từ tháng 7/2015. Sau 11 tháng thực hiện chính sách cùng với nỗ lực của ngành du lịch, tổng số lượng khách từ năm nước Tây Âu đã đạt hơn 681.000 lượt, tăng hơn 15% so với hơn 592.000 lượt của thời gian cùng kỳ trước đó; 5 tháng đầu năm 2016 đạt gần 342.000 lượt, tăng 20,10% so với gần 285.000 lượt cùng kỳ năm 2015. Đối với thị trường xa như Tây Âu, mức tăng trưởng nêu trên là rất cao so với mức tăng trưởng trung bình 5,35% giai đoạn 2010 - 2014. Nếu không tính số lượng khách từ Trung Quốc (tăng hơn 44%) và Hàn Quốc (tăng hơn 31%) với những đặc thù riêng, trong 5 tháng đầu năm 2016, tốc độ tăng trưởng trung bình của tổng các thị trường còn lại đạt 12,83%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 20,10% của tổng lượng khách du lịch từ năm nước Tây Âu được miễn thị thực nhập cảnh.

Cũng trong khuôn khổ hợp tác du lịch APEC, tại Lima (Peru) đã diễn ra hội thảo xây dựng sân bay thân thiện với khách du lịch nhằm nâng cao chất lượng trải nghiệm của du khách trong khu vực APEC. Đây là nỗ lực hướng tới xây dựng các hướng dẫn xây dựng sân bay thân thiện và một hệ thống xếp hạng hoặc chấm điểm để các sân bay tự đánh giá mức độ “thân thiện với du khách” của mình, trong sáng kiến tạo điều kiện đi lại thuận lợi trong APEC (TFI) được triển khai từ năm 2011. 

PV/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh