CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:34

Đánh giá Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề quốc gia cho 8 nghề

8 nghề được đánh giá lần này gồm: Cắt gọt kim loại (Tiện vạn năng); Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt; Công nghệ ô tô; Quản trị khách sạn; Nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Chế biến và bảo quản thủy sản; Mộc mỹ nghệ; Mộc dân dụng. Tại lớp tập huấn các chuyên gia cung cấp thông tin liên quan đến Khung trình độ quốc gia; Hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của Việt Nam; Nguyên tắc, qui trình và kỹ thuật biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; Qui trình thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỳ năng nghề quốc gia.

Đánh giá Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề quốc gia cho 8 nghề - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề phát biểu tại buổi đánh giá

Phát biểu khai mạc lớp đào tạo, ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: đến nay, công tác Đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (ĐG&CCCKNNQG) đã đạt được một số kết quả nhất định như: đã xây dựng và ban hành được 191 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; biên soạn được ngân hàng đề thi cho 82 nghề; cấp giấy chứng nhận cho 41 tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phân bố tại các vùng miền trọng điểm trên toàn quốc; đã tổ chức đánh giá kỹ năng nghề cho gần 50 nghìn người lao động trong cả nước và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho hơn 38 nghìn lao động. Bên cạnh đó, Luật Việc làm số 38/2013/QH13 quy định rõ mục đích đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề Quốc Gia, đó là đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề Quốc gia nhằm công nhận cấp độ kỹ năng nghề nghiệp theo trình độ của người lao động. Người lao động được tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề Quốc gia để hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của bản thân, tìm công việc phù hợp hoặc công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề Quốc gia. Thiết lập khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia là bước quan trọng trong việc chuẩn hóa chất lượng lượng lao động; giải quyết những thách thức về công nhận trình độ kỹ năng nghề của người lao động tại mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, công tác này hiện vẫn còn một số hạn chế về năng lực và quy mô đánh giá thấp, các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia chậm được xây dựng, cập nhật theo yêu cầu; số lượng các nghề có ngân hàng đề thi và số lượng các tổ chức đánh giá còn thấp; khó khăn trong việc đào tạo, phát triển đội ngũ đánh giá viên...

Cũng theo ông Nguyễn Chí Trưởng, để công tác đánh giá Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Quốc gia đạt hiệu quả trong thời gian tới cần đề xuất quy định Khung năng lực quốc gia và việc DN phải công nhận KNNQG cho người LĐ được cấp CCKNNQG trong Bộ Luật lao động sửa đổi, bổ sung sắp tới cũng như liên quan luật khác làm cơ sở để chuẩn hóa và thông kê chất lượng nguồn lực lao động quốc gia, từ đó thúc đẩy việc tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh ở các cấp độ doanh nghiệp, ngành và quốc gia. Đề xuất thí điểm và thành lập các Hội đồng ngành có sự tham gia của các bên liên quan với đội ngũ chuyên nghiệp, ổn định cho hệ thống. Đẩy mạnh ứng dung CNTT trong quản lý và điều hành hệ thống; Đánh giá, cập nhật và bổ sung danh mục các công việc cần phải có chứng chỉ KNNQG để đảm bảo an toàn sức khỏe cho NLĐ và cộng đồng. Mở rộng quy mô và chế tài để đảm bảo tính minh bạch, đảm bảo chất lượng của quá trình đánh giá, chống gian lận trong đánh giá. Cần tăng cường đào tạo đội ngũ để nâng cao năng lực xây dựng các bộ tiêu chuẩn, ngân hàng đề thi và kinh nghiệm đánh giá. Khuyến kích ngành công ngiệp tham gia mạnh mẽ vào công tác phát triển KNNQG và đánh giá cấp, công nhận chứng chỉ KNNQG cho người lao dộng. Đề xuất đánh giá cấp chứng chỉ KNNQG đối với các trường trọng điểm, các trường tự chủ cho người học tốt nghiệp ra trường và coi kết quả đánh giá là thước đo chất lượng đào tạo nhà trường, làm cơ sở đặt hàng đào tạo đối với nghề do nhà nước đặt hàng bằng ngân sách nhà nước;Tăng cường công tác dự báo nhu cầu kỹ năng tương lai trong thời kỳ công nghiệp 4.0

Đánh giá Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề quốc gia cho 8 nghề - Ảnh 2.

Các chuyên gia tham gia đánh giá Kỹ năng nghề Quốc gia

Được biết, Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia của Việt Nam hiện có năm (05) bậc trình độ kỹ năng nghề. Số lượng bậc trình độ kỹ năng nghề phụ thuộc vào mức độ phức tạp của từng nghề. Vì vậy, có nghề đủ năm bậc trình độ kỹ năng nghề nhưng cũng có nghề chỉ có một hoặc có hai hoặc ba hoặc bốn bậc trình độ kỹ năng nghề.
 Một số hợp tác Quốc tế về phát triển Kỳ năng nghề và phát triển HT ĐG CCCKKNQG hiện nay:

Hợp tác với chính phủ Nhật Bản về thí điểm đánh giá kỹ năng nghề ở một số nghề theo tiêu chuẩn của Nhật Bản (SESPP);

Hợp tác với Đan Mạch, tổ chức GIZ (Đức) v.v… về hệ thống và thí điểm một số mô hình khác;

Hợp tác chính phủ Úc về thí điểm phát triển mô hình Hội đồng ngành (Industry Skills Board) đến 2020;

Hợp tác với ILO phát triển hành lang pháp lý (sửa đổi Luật LĐ), ngân hàng đề thi và thí điểm phát triển mô hình Hội đồng ngành (Sector Skills Council).

VĂN LÝ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh