THỨ NĂM, NGÀY 21 THÁNG 11 NĂM 2024 07:03

Đắk Lắk đón khoảng 21.300 lượt khách du lịch dịp Tết Dương lịch 2024

Du lịch sinh thái với những ngọn thác hùng vĩ, nguyên sơ trên cao nguyên Đắk Lắk

Du lịch sinh thái với những ngọn thác hùng vĩ, nguyên sơ trên cao nguyên Đắk Lắk

Bản sắc văn hóa độc đáo

Trên vùng cao nguyên tỉnh Đắk Lắk có 49 dân tộc Anh Em sinh sống nên bản sắc văn hóa rất đa dạng, phong phú, có tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái với những ngọn thác hùng vĩ, nguyên sơ như: thác Krông Kmar, thác Dray Nur, thác Thủy Tiên; các hệ sinh thái rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật phong phú như Vườn Quốc gia Yok Đôn, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, đặc biệt nơi đây có nền văn hóa lễ hội như: Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, Lễ hội đua thuyền, Hội voi Buôn Đôn, Lễ hội dân gian Việt Bắc, du khách đến nơi đây không thể bỏ qua văn hóa ẩm thực mang hương vị, phong cách riêng biệt độc đáo của người bản địa.

Nơi đây vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng, đang lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách. Toàn tỉnh hiện có 43 di sản văn hóa vật thể, trong đó có 2 di sản được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt là Nhà đày Buôn Ma Thuột và Bến phà Sêrêpốk. Ngoài ra, Bộ VH-TT&DL còn công nhận 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia: Sử thi của người Êđê; Lễ mừng thọ của người M'nông ở huyện Lắk; Lời nói vần của người Êđê ở huyện Cư M’gar.

Đánh cồng chiêng trong lễ hội, là nghi thúc không thể thiếu trong nghi lễ tại Tây Nguyên

Đánh cồng chiêng trong lễ hội, là nghi thúc không thể thiếu trong nghi lễ tại Tây Nguyên

Hát múa theo phong tục cúng mừng lúa mới quanh lễ vật dâng lên trời đất của đồng bào Xê Đăng

Hát múa theo phong tục cúng mừng lúa mới quanh lễ vật dâng lên trời đất của đồng bào Xê Đăng

Đặc biệt, tỉnh Đắk Lắk nằm trong Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO vinh danh. Từ đó đến nay, công tác quản lý, giữ gìn cồng chiêng và bảo tồn, phát huy Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đạt nhiều chuyển biến tích cực, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa đích thực của cồng chiêng nhằm phục vụ đời sống tâm linh, đời sống văn hóa trong các lễ hội.

Lễ hội đặc trưng bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc 

Vào ngày đầu năm mới 1/1/2024, Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Xơ Đăng ở buôn H’rinh, xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk, với phần dâng các lễ vật gồm đầu heo, thịt gà, thịt chuột, rượu cần, cơm lam để tạ ơn thần linh. Già làng thay mặt cho dân làng thực hiện phần cúng tạ ơn trời đất, mời tổ tiên, thổ thần, ông bà, con cháu về dự lễ.

Thông qua lễ hội, đồng bào Xơ Đăng cầu xin trời đất, thần linh trong năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy đàn, dân làng ấm no, mạnh khỏe.

Lễ hội mừng lúa mới còn là dịp để bà con trong buôn nhìn lại thành quả của một năm lao động sản xuất và cũng là thời khắc linh thiêng mà tất cả đồng bào Xơ Đăng và nhân dân trong buôn được cùng nhau tụ tập bên nhà truyền thống, tham gia nghi lễ, thưởng thức rượu cần, ăn cơm mới và trình diễn cồng chiêng cùng những điệu múa nhịp nhàng, uyển chuyển trong tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng.

Già làng thay mặt cho dân làng thực hiện phần cúng tạ ơn trời đất, mời tổ tiên, thổ thần, ông bà, con cháu về dự lễ

Già làng thay mặt cho dân làng thực hiện phần cúng tạ ơn trời đất, mời tổ tiên, thổ thần, ông bà, con cháu về dự lễ

Dâng các lễ vật gồm đầu heo, thịt gà, thịt chuột, rượu cần, cơm lam để tạ ơn thần linh

Dâng các lễ vật gồm đầu heo, thịt gà, thịt chuột, rượu cần, cơm lam để tạ ơn thần linh

Phó Chủ tịch UBND xã Ea H'đing (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) Y Rin Niê cho biết, nhân dân trên địa bàn xã sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nỗ lực giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Những năm qua, xã đã quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ, tuyên truyền để đồng bào phục dựng, tiếp tục duy trì bản sắc văn hóa truyền thống, trong đó có Lễ cúng lúa mới của người Xơ Đăng. Qua 30 năm duy trì tổ chức đều đặn, Lễ hội mừng lúa mới của người Xơ Đăng trở thành ngày hội chung của nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã. Thông qua Lễ hội không chỉ góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống mà còn là sợi dây kết nối cộng đồng, thắt chặt khối đại đoàn kết dân tộc. Đón du khách với nhiều tiết mục biểu diễn đặc sắc, hấp dẫn, đặc trưng của người bản địa nơi đây.

Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Xê Đăng tại Đắk Lắk

Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Xê Đăng tại Đắk Lắk

Cùng nhau múa hát mừng lễ hội

Cùng nhau múa hát mừng lễ hội

Du khách vừa thưởng thức tập tục văn hóa độc đáo và uống rượu cần cùng người dân bản địa taị Đắk Lắk

Du khách vừa thưởng thức tập tục văn hóa độc đáo và uống rượu cần cùng người dân bản địa taị Đắk Lắk

Dịp năm mới 2024, Lượng khách ngoài tỉnh chiếm 55%; đồng thời trong suốt kỳ nghỉ lễ tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, an ninh, trật tự đảm bảo, được du khách ghi nhận và đánh giá cao. Đây là tín hiệu tích cực để Đắk Lắk tiếp tục là điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp tới.

Điểm đáng chú ý trong kỳ nghỉ lễ này đó là Chương trình nghệ thuật "Đắk Lắk chào 2024" đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia. Các điểm, khu du lịch trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, trải nghiệm hấp dẫn.

Nhuận Lê

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh