CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 12:01

Đắk Lắk: Dạy nghề nông dân cần

 

Nhiều ưu đãi lớn

Theo kết quả thống kê đến giữa năm 2017, ở Đắk Lắk có hơn 70,5% số LĐNT có việc làm sau đào tạo và gần 62% có việc làm phù hợp với nghề được đào tạo. Là một tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao của khu vực Tây Nguyên, với lộ trình đến năm 2020, số DN thành lập mới ở Đắk Lắk tăng khoảng 17%/năm, bình quân hàng năm tạo thêm hàng ngàn lao động mới.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk là một trong những tỉnh có lượng LĐNT khá lớn ở khu vực Tây Nguyên. Mà một trong những đặc thù của LĐNT là còn thụ động trong việc tiếp cận việc học nghề, vì vậy muốn dạy nghề đạt hiệu quả cần bám sát thực tế, nắm bắt chuẩn tâm lý của họ. Nhóm sinh viên học nghề Cơ khí nông nghiệp ở trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk cho biết, thông qua các cuộc tuyên truyền chương trình dạy nghề cho LĐNT, chúng tôi được “đã thông” tâm lý nên mạnh dạn chọn các ngành nghề do trường tổ chức. Một nhóm học viên khác ở Buôn Hồ cũng cho biết, do Sở LĐ-TB&XH cũng như trường nghề ở địa phương nắm bắt đúng tâm lý nên triển khai dạy những nghề rất phù hợp với thực tiễn nên ngay khi ra trường thạo việc ngay.

Cùng với việc bắt trúng tâm lý người học, cuối tháng 7/2017, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND tăng cường hỗ trợ học nghề. Theo đó, với 94 nghề trong danh mục được hỗ trợ theo hai cấp trình độ: Sơ cấp và dưới 3 tháng, mức hỗ trợ khác nhau theo 5 nhóm đối tượng có hộ khẩu thường trú tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk; mức cao nhất: 5.900.000 đồng/người/khóa học, mức thấp nhất: 1.000.000 đồng/người/khóa học.

 

Lao động nông thôn ở Buôn Hồ có việc làm ngay sau khi được đào tạo nghề.

 

Ngoài mức hỗ trợ chi phí đào tạo nêu tại quyết định, các đối tượng thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người khuyết tật; người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo; hộ cận nghèo; người thuộc gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh; lao động nữ mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng sẽ được hưởng mức hỗ trợ tiền ăn: 30.000đ/người/ngày thực học và mức hỗ trợ tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa  điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên. Đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, buôn thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.

Thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Đắk Lắk, nâng cao chất lượng trong dạy nghề cho LĐNT là một yếu tố cực kỳ quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế vùng ven ở Đắk Lắk phát triển. Trên tinh thần triển khai Đề án 1956 của Chính phủ, Đắk Lắk mạnh dạn thí điểm nhiều mô hình dạy nghề hay, đặc biệt là hai huyện điểm Buôn Hồ, Ea Kar.

Tại Buôn Hồ, Trung tâm Dạy nghề huyện đã triển khai đồng bộ và nâng cao chất lượng các nghề: May công nghiệp, điện công nghiệp, trồng trọt... Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ cho các đối tượng học nghề cũng được nhà trường quan tâm. Em Ka Lanh, chủ tiệm điện Lanh Hảo ở thị xã Buôn Hồ cho biết, trước đây em đi làm thuê khắp nơi nhưng cuộc sống không ổn định nên quay về quê rủ nhiều thanh niên khác cùng đi học nghề. Sau khi học nghề điện công nghiệp thì mở tiệm, làm ăn rất tốt.

Trước đây đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, đất canh tác ít, thiếu vốn, sinh đẻ  không có kế hoạch, ít được tiếp cận tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nên tỷ lệ hộ nghèo cao. Vài năm trở lại đây, Phòng LĐ - TB&XH kết hợp trung tâm dạy nghề tổ chức dạy nghề cho các hộ nghèo tại xã, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân học nghề và được đi làm nên tỷ lệ hộ nghèo giảm hẳn, không còn hộ đói.

ĐÔNG HƯNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh