THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:36

Đã lựa chọn 134 ngành, nghề trọng điểm ở các cấp độ

 

ảnh minh họa

Đối với các trường cao đẳng, trung cấp công lập đã lựa chọn 134 ngành, nghề trọng điểm ở các cấp độ (trong đó 62 ngành, nghề cấp độ Quốc tế; 93 ngành, nghề cấp độ Khu vực ASEAN và 134 ngành, nghề cấp độ quốc gia); về trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm: Có 412 trường được lựa chọn các ngành nghề trọng điểm với 1.504 lượt ngành, nghề trọng điểm (trong đó 342 lượt ngành, nghề cấp độ Quốc tế; 293 lượt ngành, nghề cấp độ Khu vực ASEAN và 869 lượt ngành, nghề cấp độ Quốc gia) tại 06 vùng, cụ thể: Vùng trung du miền núi phía Bắc có 65 trường; Vùng Đồng bằng sông Hồng 130 trường; Vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung có 97 trường; Vùng Tây nguyên có 16 trường; Vùng Đông Nam bộ có 50 trường và Vùng Đồng bằng sông Cửu long có 53 trường.

Đối với các trường cao đẳng, trung cấp tư thục, trường có vốn đầu tư nước ngoài và trường thuộc doanh nghiệp nhà nước đã lựa chọn 64 ngành, nghề trọng điểm ở các cấp độ (trong đó 18 ngành, nghề cấp độ Quốc tế; 28 ngành, nghề cấp độ Khu vực ASEAN và 64 ngành, nghề cấp độ quốc gia); về trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm: Có 50 trường được lựa chọn các ngành nghề trọng điểm với 129 lượt ngành, nghề trọng điểm (trong đó 27 lượt ngành, nghề cấp độ Quốc tế; 32 lượt ngành, nghề cấp độ Khu vực ASEAN và 70 lượt ngành, nghề cấp độ Quốc gia) tại 05 vùng, cụ thể: Vùng trung du miền núi phía Bắc có 04 trường; Vùng Đồng bằng sông Hồng 24 trường; Vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung có 07 trường; Vùng Đông Nam bộ có 14 trường và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 01 trường.

          Các ngành, nghề được lựa chọn là ngành, nghề có nhu cầu nhân lực lớn phù hợp với yêu cầu phát triển nhân lực có tay nghề của ngành, địa phương, phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, cạnh tranh quốc gia và gắn với thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế trong xu thế hội nhập hiện nay; Ngành, nghề cần được duy trì, bảo tồn hoặc khó thực hiện xã hội hóa (như những ngành, nghề đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; Nhóm ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu...). Trong đó, đã lựa chọn ưu tiên tại một số ngành, nghề, cụ thể:  Những nhóm ngành, nghề về công nghệ, kỹ thuật, nông nghiệp, công nghiệp. Đặc biệt là những ngành, nghề phục vụ trực tiếp của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (thuộc các lĩnh vực như Công nghệ thông tin; Vật lý; Sinh học); các ngành, nghề phục vụ nông nghiệp công nghệ cao và các ngành, nghề gắn với chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp...  08 nhóm lĩnh vực ngành, nghề được tự do di chuyển (gồm: nha khoa, điều dưỡng, kỹ thuật, xây dựng, kế toán, kiến trúc, khảo sát và du lịch) theo thỏa thuận trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)...

          Các trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm: Trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm là những trường có thế mạnh trong đào tạo, phù hợp với danh mục ngành, nghề trọng điểm đã được phê duyệt của Quyết định và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương.

          Việc phê duyệt danh mục ngành, nghề trọng điểm là cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương và các trường thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Theo quyết định, các trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm có trách nhiệm xây dựng dự án đầu tư theo các ngành, nghề trọng điểm đã được lựa chọn, đảm bảo nguyên tắc đầu tư tập trung đồng bộ về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo quy định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, huy động các nguồn lực khác trong xã hội cùng với Ngân sách nhà nước tổ chức đào tạo các ngành, nghề trọng điểm để người học sau khi học xong sẽ có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp tiếp cận với các nước tiên tiến trên thế giới; chuyển mạnh đào tạo theo năng lực thực hiện, chú trọng phát triển năng lực sáng tạo trong dạy và học; gắn kết chặt chẽ đào tạo với doanh nghiệp, thị trường lao động và việc làm bền vững.

          Đồng thời, Quyết định phê duyệt ngành, nghề trọng điểm theo hướng “mở”, tạo hành lang pháp lý, khuyến khích các trường hàng năm nghiên cứu, đề xuất phát triển các ngành, nghề mới phục vụ phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi nghề nghiệp có kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ và khai thác vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ của Cách mạng công nghiệp thứ 4 và các ngành, nghề phục vụ nông nghiệp công nghệ cao trong một số nhóm, lĩnh vực đào tạo như: Công nghệ thông tin; Vật lý; Sinh học; Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; Sản xuất và chế biến...

PHƯƠNG MINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh